Tin tức Hệ thống cửa hàng

Mách các mẹ cách xử lý bé tè lên đệm nên làm gì

26-04-2018, 11:07 am 1727

Những gia đình có trẻ nhỏ việc sử dụng các sản phẩm chăn ga gối đệm cần hết sức chú ý để tránh tình trạng bé tè lên đệm. Với trường hợp này thì bạn nên làm gì? Để có thể giữ được chiếc đệm chất lượng và hiệu quả mời bạn tham khảo thêm thông tin dưới đây nhé.

Với đệm bông ép

Để có thể xử lý tình trạng bé tè lên đệm bạn nên tham khảo một số biện pháp xử lý dưới đây nhé!

Đệm bông ép

- Sử dụng cồn 900C sau đó đổ lên chỗ đệm mà bé mới tè lên. Đợi trong khoảng 1 – 2 giờ sau cồn sẽ bay hơi hết đi kèm với các loại mùi khó chịu. Khi đó đệm của bạn sẽ được xử lý sạch sẽ và khô thoáng không còn vướng bất kỳ chất bẩn nào.

- Khi thấy bé tè mẹ nên thấm hút hết chỗ nước đó lên sau đó thì cho mọt ít dung dịch tinh dầu lên đó, lót tấm báo rồi sử dụng cách sấy hoặc là là những vết bẩn sẽ biến mất thay vào đó là mùi thơm dễ chịu của tinh dầu.

- Người dùng cũng có thể mua một hộp xịt chuyên dụng cho sofa hay đệm xe hơi để xử lý vết bẩn trên đệm giường. Khi đã dọn sạch sẽ vết bẩn thấm khô và xịt hộp làm sạch lên trên đó. Đệm của bạn chắc chắn sẽ được làm sạch sẽ, thơm tho như cũ. Loại đệm này có thể được sử dụng cho đệm bông ép hay đệm cao su cũng như đệm lò xo thường thấy.

- Nhiều gia đình giặt đệm bông ép không đúng cách đó chính là đổ nước và bột giặt trực tiếp lên đệm, chà sát mạnh để loại bỏ vết bẩn. Đặc biệt đối với những loại đệm bông ém bởi khi ngấm nước thì đệm này sẽ giảm tính liên kết giữa các sợi bông, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của sản phẩm vì thế nên tham khảo cách giặt đúng cách nhé.

- Việc tiểu tiện của bé đặc biệt là trẻ sơ sinh là điều khó có thể tránh khỏi vì thế mỗi khi thấy trường hợp này bạn nên tiến hành giặt đúng cách để có thể đảm bảo chất lượng và tuổi thọ đệm. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua tấm lót đệm ngay dưới ga giường để khi bé có tè lên nước tiểu cũng không bị thấm xuống bên dưới đệm.

Với đệm cao su

Đệm cao su

- Đầu tiên bạn hãy tháo áo đệm cao su ra để giặt cho đệm như thông thường. Sau đó lấy khăn ướt để vệ sinh chỗ bé tè, phải lau đi lau lại nhiều lần thật sạch rồi dùng quạt gió thổi vào đệm cho chúng nhanh khô. Ngoài ra, lấy bàn là hay máy sấy tóc sấy qua một lượt nhanh nhưng lưu ý không nên để nhiệt độ quá nóng sau đó để đệm khô tự nhiên.

- Nên nhớ không được dùng máy sấy tóc hoặc bàn là lâu trên đệm vì như thế sẽ khiến làm hư cao su. Còn nều như nhiệt độ của bàn là hay máy sấy tóc quá lớn và mẹ có thể lót lên trên đệm rồi mới là và sấy. Bên cạnh đó để tiết kiệm tiền bạc và tiện dụng hơn thì các mẹ có thể sử dụng giấy vệ sinh để thấm hút chỗ bé tè.

- Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc khăn bông to, khô để thấm hút hết đi phần nước tè của bé. Sau dó lấy nguyên một ca nước sạch đổ vào chỗ bé tè. Tiếp đó, dùng khăn khô thấm lại lần nước để làm khô thực sự cho đệm. Nước sẽ làm chỗ dơ bị loang ra rồi thấm hút hết vào khăn. Làm đi làm lại trong khoảng 2 – 3 lần mọi thứ sẽ được giải quyết.

Lần cuối cùng mẹ hãy pha thêm một ít dầu thơm vào một ca nước rồi mới chế vào chỗ nước bật. Tiếp đó, bật quạt hoặc là điều hòa ở chế độ gió mạnh thốc thẳng vào chỗ bẩn để đệm mau khô và không còn một mùi gì nữa.

- Trường hợp khi bé tè lên nhiều lần khiến cho đệm đã bốc mùi quá nhiều. Đến lúc này chỉ còn cách dùng dịch vụ giặt đệm mà thôi. Về lâu dài, cách dùng nhiệt độ để xử lý trên đệm, đặc biệt hơn là đệm cao su, hay đệm bông ép,  hoặc đệm lò xo đều là không tốt và ảnh hưởng xấu rất nhiều tới thẩm mỹ và độ bền lâu năm của đệm.

By: Demxanh.com

Bạn sẽ quan tâm

Đánh giá0 đánh giá về Mách các mẹ cách xử lý bé tè lên đệm nên làm gì

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x

Bài viết liên quan

Gọi Hotline
Gọi trực tiếp
Messenger
Chat trên Zalo