Xu hướng sử dụng nội thất của các gia đình trẻ hiện nay đang nghiêng về dòng chăn ga gối khách sạn. Điều kỳ lạ gì vậy? Bạn đang tò mò về chất liệu tạo nên dòng sản phẩm tuyệt vời này phải không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây cùng Đệm xanh nhé.
Chất liệu sản xuất chăn ga gối khách sạn
Giường ngủ là nơi nghỉ ngơi của du khách để thư giãn, phục hồi năng lượng cho lịch trình tiếp theo. Tần suất di chuyển cao khiến cơ thể đòi hỏi sự chăm sóc tối để phục hồi nhanh chóng. Vì vậy, chăn ga gối đệm khách sạn vừa phải có những tính năng vượt trội, vừa đảm bảo yếu tố hài hòa với không gian nội thất, khẳng định đẳng cấp của khách sạn. Chính tiêu chí khắt khe đó đã tạo nên sự khác biệt cho dòng chăn ga gối khách sạn.
Nhờ đó, chăn ga gối khách sạn không chỉ chinh phục các doanh nghiệp mà còn nắm được trái tim của giới trẻ hiện đại. Công việc mệt mỏi khiến họ tìm đến sản phẩm như một giải pháp tuyệt vời giúp xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi.
Chất liệu chính của chăn ga gối khách sạn là cotton và vải lụa. Nguyên liệu được tuyển chọn và xử lý trên dây chuyền công nghệ hiện đại đảm bảo chất lượng hoàn hảo trên từng sản phẩm.
Chất vải cotton
Ưu điểm
Từ xa xưa, cây bông đã được phát triển và sử dụng rộng rãi trong nhiều nền văn hóa. Bông thường được cán cán thành sợi rồi dệt thành vảo để tạo ra trang phục hàng ngày. Vải cotton xuất hiện từ đó.
Ban đầu, loại vải này được làm dưới tay của những người thợ thủ công lành nghề, trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Đến năm 1730, máy móc được áp dụng lần đầu tiên đã đẩy năng suất công việc nhanh gấp 10 lần dệt tay.
Vải cotton có khả năng thấm hút cực cao nhờ vào kết cấu tơi xốp của bông xơ tự nhiên. Loại vải này mang lại cho sản phẩm dệt may sự khô ráo, thoáng mát, hạn chế tối đa tình trạng ẩm ướt tạo thành nấm mốc, vi khuẩn nền tuyệt đối an toàn sức khỏe và là da người sử dụng. Đồng thời, đặc tính này cũng giúp bông dễ nhuộm, chuẩn màu cao để cho ra nhiều mẫu mã thời trang đa dạng về cả chúng loại lẫn kích thước.
Trên thực tế, chất liệu cotton 100% thường rất cứng nên các sợi spandex thường được pha thêm để gia tăng sự mềm mại, co giãn.
Không ngừng cải tiến và phát triển, vải cotton đã trở thành loại vải phổ biến nhất thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang, nội thất phòng ngủ, phụ kiện,...
Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất cotton bao gồm nhiều công đoạn phức tạp đòi hỏi sự tỉ mẩn, chỉn chu để có được chất liệu tốt nhất. Vải được sản xuất từ chất liệu bông xơ tự nhiên cùng các chất khác tùy theo mục đích của nhà sản xuất.
Cây bông thường được thu hoạc vào khoảng tháng 11-12 hàng năm. Việc thu hoạch được chia thành 3 đợt. Đợt 1 khi có 5-6 quả bông nở. Đợt 2 lấy quả bông tầng giữa sau khoảng 10-15 ngày so với đợt 1. Đợt 3 thu hoạch nốt những bông còn lại. Sau đó, người ta sẽ chọn lọc kỹ càng để phân chia chúng thành các loại khác nhau rồi phơi tại nơi thoáng mát để cho ráo.
Sau khi phơi khô, bông được xé sợi và trải qua công đoạn khử trùng. Công đoạn này được thực hiện nhẹ nhàng để không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Sợi bông được loại bỏ các tạp chất bằng phương pháp nấu trong lò hơi. Quá trình tinh chế này biến đổi bông thành dạng lỏng.
Tiếp theo, chúng được hoàn tan với dung dịch đặc biệt. Hỗn hợp được mang đi kéo sợi và duỗi ra bằng cách ép qua các lỗ nhỏ.
Bước thứ 3, sợi ngang, sợi dọc đuợc kết hợp lại. Đây gọi là quá trình dệt vải cotton. Bề mặt vải sau đó được làm bóng để tăng cường sự trương nở, thấm hút tốt. Bước nhuộm vải được tiến hành sau khi vải được tẩy trắng để loại bỏ màu tự nhiên. Công đoạn này được xử lý bằng thuốc cùng các chất khác để vải bắt màu đồng thời tăng độ bền cho cotton.
Cuối cùng, vải cotton được giặt để tách hết các hợp chất, nâng cao sự mềm mại cùng độ bền. Quá trình thiết kế, cắt may từ chất liệu này sẽ cho ra các sản phẩm dệt may đẹp mắt.
Phân loại vải cotton
Tùy vào mục đích, nhà sản xuất có thể gia giảm thêm các chất phụ gia hoặc pha thêm loại sợi khác để điều chỉnh tính năng cho vải cotton. Bên cạnh đó, từng khách sạn, nhà nghỉ cũng có những tiêu chí khác nhau để lựa chọn chất liệu vải phù hợp nhất cho đẳng cấp của mình. Các loại vải cotton được sử dụng phổ biến trong dòng sản phẩm này bao gồm cotton 100%, cotton T300, cotton T250 và Cotton T200.
Vải cotton T300 100%
Vải cotton T300 100% hay còn gọi là cotton satin có mật độ sợi là 300 sợi/1 inch vuông. Các sợi vải có khả năng chuyển hóa hơi ẩm, mùi hôi nhanh vào không khí tạo cảm giác thông thoáng, mát mẻ. Vì vậy, chất liệu này khá dễ giặt, nhanh khô, phù hợp với thời tiết nóng ẩm mưa nhiều ở Việt Nam.
Ưu điểm nổi bật của vải cotton T300 mang đậm bản chất bông sợi tự nhiên. Kỹ thuật đan sợi ít ở cotton T300 100% giúp vải có bề mặt sáng bóng, láng mịn và thô ở bên dưới. Mỗi loại tơ khác nhau lại cho ra sợi vải có trọng lượng, màu sắc, độ mềm cứng khác nhau.
Đồng thời, vải cotton T300 100% có mật độ sợi dày, khá mỏng nhưng vẫn có độ bền cao và khả năng thấm hút tốt. Loại vải này thích hợp với khách sạn từ 4-5 sao.
Vải cotton T300
Loại vải cotton T300 có mật độ sợi 300 sợi/1 inch vuông nhưng chỉ có tỉ lệ sợi cotton chỉ chiếm 80%. Sợi polyester được pha trộn thêm 20% giúp giảm thiểu độ nhăn của vải. Chất liệu này cần được giặt nóng ở nhiệt độ 60 độ C và ủi ở 200 độ C.
Vải cotton T300 phù hợp với các khách sạn đạt tiêu chuẩn 4-5 sao.
Vải cotton T250
Vải cotton T250 có tỉ lệ các sợi là 65% cotton và 35% polyester. Bề mặt vải không mịn như cotton nguyên chất. Tuy nhiên, chất liệu khó nhăn hơn, giữ được độ sáng bóng đặc trưng, đồng thời không dễ xô lệch, sờn rách dưới tác động của ngoại lực.
Đặc biệt, khi được gội đi lớp hồ bên ngoài, vải cotton T250 có độ bền không hề thua kém dòng cotton T250. Công đoạn vệ sinh chất liệu này rất dễ dàng song có thể xù lông ở vài lần giặt đầu tiên. Đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho khách sạn 3 sao trở lên.
Vải cotton T200
Cotton T200 là sự kết hợp giữa cotton và polyester theo tỉ lệ 1-1. Sự cân bằng giữa 2 chất liệu giúp tăng cường độ bền, chống nhăn cho vải. Hơn thế nữa, cotton T200 rất dễ giặt là giúp giản lược bớt công đoạn vệ sinh. Mức giá rẻ cũng là đặc điểm thu hút các doanh nghiệp quan tâm và ưa chuộng dòng sản phẩm này.
Nhờ vậy, chăn ga gối cotton T200 được các khách sạn đạt tiêu chuẩn 1-2 sao ưu tiên chọn lựa.
Chất liệu vải lụa
Ưu điểm
Vải lụa xuất hiện lần đầu tại Trung Quốc. Vào khoảng năm 6000 trước Công Nguyên, một vị hoàng hậu sau khi dạo vườn thượng uyển đã lấy những sợi tơ của con tằm thử nghiệm trên quần áo. Thành phẩm ra đời có độ bền cao, màu sắc bắt mắt nên được ứng dụng cho trang phục cung đình. Chúng tiếp tục được lan truyền theo con đường tơ lụa sang các nước lân cận và vùng châu Âu, châu Phi.
Vẻ đẹp sang trọng, cao cấp chính là ấn tượng đầu tiên của tất cả khách hàng khi nhìn thấy vải lụa. Nó giúp mọi không gian trở nên thời thượng đẳng cấp hợp. Việc giặt giũ sản phẩm từ vải lụa đòi hỏi khá khắt khe nên chăn ga gối sử dụng vải lụa thường được các khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở nên yêu thích.
Đặc điểm nổi bật nhất của chất liệu này là độ óng tự nhiên. Những sợi tơ trong điều kiện đầy đủ ánh sáng có vẻ đẹp lung linh, sang trọng biến đổi theo từng góc độ. Người dùng khi sờ mặt vải có cảm giác mềm mịn rất nịnh tay. Độ co giãn của lụa được đánh giá khá thấp nhưng bù lại, vải có khả năng hút ẩm tốt, bền chắc hơn so với nhiều loại vải thông dụng.
Bên cạnh đó, chất liệu này có trọng lượng siêu nhẹ, giữ nhiệt tốt, thích hợp sử dụng cho cả mùa đông lẫn và mùa hè. Khả năng thông thoáng giúp người dùng không xảy ra tình trạng nóng bức, bí hơi. Nguyên liệu tự nhiên giúp sản phẩm có khả năng tự phân hủy khi không sử dụng. Do đó, lụa bảo vệ tối đa cho sức khỏe và cực kỳ thân thiện với môi trường.
Vải lụa hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như thời trang, sản xuất chăn ga gối đệm, bọc cách điện, vải dù, giấy viết,... Để nâng cao khả năng co giãn, màu nhuộm sắc nét hơn cũng như hạ giá thành sản phẩm, vải thường được pha thêm sợi polyester và các phụ liệu khác nhưng vẫn giữ nguyên các đặc tính ưu việt của lụa.
Quá trình sản xuất
Để sản xuất vải lụa, số lượng tằm nuôi cần rất nhiều với thức ăn chủ yếu là lá dâu, lá sắn. Tới phần 3 vòng đời, tằm bắt đầu nhả tơ và tạo kén. Tơ tằm có tác dụng cố định phần kém, dạng lỏng được hình thành từ protein, màu trong suốt, nhớt và đông cứng khi ra môi trường bên ngoài. Khi này, tơ tằm nhả ra có độ dài khoảng 1000km.
Sau khoảng 1 tuần, kén được thu hoạch và ngâm trong nước sôi. Vỏ kén bong ra được rút những sợi tơ bên trong, được chập lại và dùng con tơ quấn lại. Những sợi tơ này được đem dệt trực tiếp, độ dày vải được quyết định tại đây.
Thành phẩm ban đầu chỉ có màu trắng ngà sau đó được nhuộm và phủ bóng. Vải lụa thường có nhiều màu sắc, họa tiết được tạo hình khi dệt, in hoặc thêu lên bề mặt. Cách nhuộm truyền thống thường sử dụng lá cây, rau củ có nguồn gốc tự nhiên. Tuy nhiên, việc này khá tốn kém, mất nhiều thời gian, công sức và dễ phai màu vải sau nhiều lần giặt. Công nghệ hiện đại sử dụng chất lượng nhân tạo nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tốt nhất đồng thời tuyệt đối an toàn cho sức khỏe.
Phân loại
Tùy theo phương pháp dệt và chất liệu, vải lụa được chia thành nhiều loại khác nhau như lụa satin, lụa cotton, lụa Twill, lụa 3 da, lụa hoa, lụa đũi, lụa Chiffon,... Nổi bật trong đó là chất liệu vải satin được đan xen giữa sợi ngang và sợi dọc tạo độ bền hoàn hảo. Vải khá bóng, mềm mại nên giá thành cũng cao hơn nhiều với các loại vải lụa khác. Kỹ thuật dệt vân đoạn theo qui luật sợi ngang chui xuống 1 sợi dọc, đè lên 2 sợi dọc rồi chuyển qua 2 sợi dọc và lên trên 1 lần đối với sợi ngang tiếp theo.
Bên cạnh đó, vải lụa cotton cũng được ứng dụng khá phổ biến nhờ sự kết hợp giữa 2 nguyên liệu có nhiều tính năng tuyệt vời. Tỉ lệ 9-1 với thành phần cotton cao được nhiều chuyên gia đánh là tốt nhất. Vải có mềm mại, thoáng mát, thích hợp để may trang phục công sở, áo cộc tay. Chất liệu vải lụa Chiffon cũng nhận được sự yêu thích từ các cô nàng bởi vẻ đẹp hấp dẫn khó cưỡng. Bạn có thể mix thêm chiếc áo bên trong vì vải khá mỏng, vừa tăng thêm tính thẩm mỹ, thời trang vừa bộc lộ nét cá tính riêng biệt của chính mình.
Một gợi ý nhỏ nhỏ để bạn có thể phân biệt được các dòng lụa này là phương pháp đốt, xem xét giá cả, màu sắc cũng như sờ thử sản phẩm. Tỉ lệ lụa càng cao thì độ mềm mại, láng bóng của lụa càng cao, màu sắc không quá rõ nét, giá thành cũng nhỉnh hơn. Đồng thời, khi sờ cũng có cảm giác nhẹ nhàng, hơi lạnh.
Chăn ga gối khách sạn có tốt không?
Chăn ga gối khách sạn sử dụng nguồn nguyên liệu cao cấp được sản xuất trên dây chuyền hiện đại dưới hệ thống chất lượng nghiêm ngặt, mang lại vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho không gian. Chất lượng cùng khả năng đáp ứng dịch vụ của sản phẩm được đánh giá cao, góp phần tạo xây dựng thương hiệu cho khách sạn.
Độ bền cao
Các khách sạn luôn phải tính toán để tối ưu hóa lợi nhuận. Vì vậy, vật dụng được chọn lựa phải có độ bền cao, không hỏng hóc, biến đổi cấu trúc khi chịu tác động của tải trọng lớn hay giặt giũ nhiều lần. Chính vì điều này, chất liệu lụa và cotton được đánh giá là 2 loại sợi bền chắc nhất, đáp ứng yêu cầu khắt khe này đến từ khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ. Bạn sẽ không lo lắng vì phải thay chăn ga gối mới thường xuyên, tiết kiệm được nhiều khoản chi phí không cần thiết.
Bảo vệ cho sức khỏe và làn da
Dòng chăn ga gối khách sạn được làm từ chất liệu vải tự nhiên cao cấp vốn nổi tiếng trên thị trường nhờ vào độ mềm mịn, khả năng thoáng khí nâng niu cơ thể nhẹ nhàng. Công nghệ diệt khuẩn hạn chế tối đa vi sinh vật, bụi bẩn có hại xâm nhập sâu vào bên trong sản phẩm. Vì vậy, các bệnh về da liễu hay hô hấp được loại bỏ hoàn toàn.
Hút ấm tối ngày hè, giữ ấm ngày đông
Kết cấu đặc biệt của cotton và vải lụa đã tạo ra những ưu điểm vượt trội cho dòng sản phẩm này. Chăn ga gối khách sạn thường được doanh nghiệp mua với số lượng lớn nên khâu vệ sinh cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sạch sẽ tối đa cho môi trường giường ngủ. Chúng rất dễ vệ sinh, nhanh khô trong bất kỳ thời tiết nào đặc biệt hấp dẫn sự quan tâm của các bà nội trợ hiện đại.
Mức giá hợp lý
Thực tế, chăn ga gối khách sạn thường có giá cả khá mềm mỏng, phải chăng. Nó thường được mua với số lượng lớn nên mức chiết khấu vô cùng hấp dẫn. Người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng sở hữu sản phẩm này với nhiều phân khúc khác nhau.
Các loại chăn ga gối khách sạn phổ biến
Chăn ga gối khách sạn lụa
Chăn ga gối khách sạn lụa sử dụng chất liệu lụa cao cấp được xử lý bằng công nghệ khử trùng đảm bảo môi trường đệm sạch sẽ, an toàn cho sức khỏe và làn da người sử dụng. Bề mặt vải mềm mại, có khả năng hút ẩm hiệu quả, ngăn ngừa sự phát triển, tích tụ của nấm mốc, bụi bẩn. Người nằm sẽ không cảm thấy bí bách, khó chịu nhờ vào độ thông thoáng vượt trội.
Sản phẩm có độ bền cao, ít co nhăn nên dễ giặt, nhanh khô ngay cả trong những ngày mưa. Vải sau nhiều lần giặt không bị xù lông, bạc màu hay xảy ra hiện tượng giãn, chảy, biến đổi hình dáng. Công nghệ nhuộm màu đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn châu Âu cho bộ chăn ga gối khách sạn này giữ cho màu sắc luôn tươi sáng, đồng thời tối ưu hóa giá trị sử dụng cho sản phẩm.
Thiết kế chủ yếu của bộ chăn ga gối này có màu trắng trơn và ngả vàng. Gam trung tính màu này được sử dụng phổ biến trong các khách sạn nhờ sự sang trọng, nhã nhặn, hài hòa với mọi yếu tố không gian. Chỉ cần một chút ánh đèn ấm áp người nằm sẽ dễ dàng đi sâu vào giác ngủ.
Chăn ga gối khách sạn lụa hứa hẹn sẽ mang tới vẻ đẹp đạt tiêu chuẩn đẳng cấp đến với ngôi nhà của bạn. Kích thước free size giản lược quá trình đo đạc kích thước giường cho quí khách hàng.
Chăn ga gối khách sạn giá rẻ
Chất liệu cotton 100% là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bộ sản phẩm chăn ga gối khách sạn giá rẻ. Những đặc tính nổi trội của dòng vải này giúp tạo nên ưu điểm vượt trội của sản phẩm như sự bền chắc, mềm mại, khó phai màu, không sờn rách cùng vẻ đẹp sang trọng đến từ độ bóng tự nhiên.
Kích thước của chăn ga gối khách sản giá rẻ cũng rất đa dạng, phù hợp với mọi không gian. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn dựa trên size giường ngủ và kích thước phòng ngủ. Khách hàng có thể tham khảo thêm tư vấn đến từ nhân viên trong quá trình mua sắm để có được chọn lựa ưng ý nhất.
Lưu ý, khi vệ sinh chăn ga gối khách sạn giá rẻ bạn chỉ nên sử dụng nước ấm khoảng 30 độ C cùng xà phòng, chất tẩy rửa trung tính có độ PH thấp, ít bọt. Thời gian giặt không được quá lâu khoảng 30 phút. Chọn nơi khô ráo, thoáng mát để khô, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Địa chỉ mua chăn ga gối khách sạn ở đâu?
Hiện nay trên thị trường hàng giả, hàng nhái đang xuất hiện tràn lan khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang, lo lắng.
Đệm xanh là hệ thống chuyên cung cấp sản phẩm chăn ga gối đệm chính hãng đến từ nhiều thường hiệu nổi tiếng như Sông Hồng, Singapore, Everhome, Everland, Hanvico,... Chúng tôi cam kết mức giá cạnh tranh cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tình và dịch vụ giao hàng nhanh chóng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và đặt hành nhanh chóng.
Bài viết tham khảo:
Đánh giá Có 0 đánh giá về Chất liệu phổ biến trong sản xuất chăn ga gối khách sạn là gì?