Mức giảm giá kịch sàn và đám đông hỗn loạn luôn gắn liền với Black Friday. Điều gì đã khiến người ta phát cuồng ngày Thứ sáu đen tối này tới vậy?
Black Friday là ngày gì?
Black Friday hay còn gọi là ngày Thứ sáu đen tối là khái niệm dùng để chỉ ngày thứ sáu ngay sau Lễ Tạ ơn. Thông thường, lễ Tạ ơn sẽ rơi vào ngày thứ Năm tuần thứ 4 trong tháng 11 tại Mỹ nên ngày thứ sáu này thường rơi vào khoảng từ 23-29/11.
Hình ảnh đám đông hỗn loạn, chen chúc được coi là “đặc sản” của Black Friday. Nhiều cửa hàng giảm giá cực mạnh và mở cửa từ sớm, thậm chí là lúc nửa đêm hoặc ngay khoảng thời gian Lễ Tạ ơn. Tuy không phải ngày lễ chính thức nhưng nhiều tiểu bang trên đất Mỹ cho phép nhân viên chính phủ tiểu bang nghỉ phép trong ngày này thay cho kỳ nghỉ liên bang. Nhiều nhân viên không hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và trường học được nghỉ phép 2 ngày lễ Tạ ơn cùng ngày thứ sau đó tạo ra kỳ nghỉ liên tục 4 ngày. Điều này sẽ giúp các cửa hàng gia tăng lượng khách hàng tiềm năng.
Mới đầu, cái tên Thứ sáu đen tối dễ khiến người ta liên tưởng tới một thảm họa khủng khiếp nào đó hoặc chí ít là điều chẳng lành. Thực tế, Black Friday gắn liền với khái niệm “in the black” trong kinh doanh. Ý nghĩa của nó hoàn toàn mang ý nghĩa tích cực nghĩa là làm ăn có lãi. Ngược lại, thuật ngữ “in the red” mang sắc thái đối lập ám chỉ việc kinh doanh thua lỗ. Điều này xuất phát từ việc ghi chép sổ sách kế toán với mực đen ghi lợi nhuận và mực đỏ dùng cho tiền lỗ. Dòng người đổ xô chính là minh chứng rõ nét nhất cho sự ăn nên làm ra của các doanh nghiệp, điều khác biệt hoàn toàn với cái tên “hắc ám” này.
Nguồn gốc của Black Friday
Để có một sự kiện tiêu dùng mang tính tầm cỡ, Black Friday phải trải qua cả một quá trình lịch sử phát triển. Còn nhiều lý giải khác nhau xung quanh nguồn gốc của Thứ sáu đen tối này.
Định nghĩa về Black Friday xuất phát từ 2 nhà đầu tư phố Wall. Với mong muốn thao túng thị trường để kiếm lời, họ đã hùn vốn với nhau để mua vàng. Tuy nhiên, hậu quả thực sự vượt qua mọi tưởng tượng của họ. Cột mốc thứ 6 ngày 24/9/1896 chính thức trở thành cột mốc đánh dấu sự phá sản trên toàn bộ phố Wall. Sau đó, cái tên Black Friday dần trở nên phổ biến và gắn liền với sự kiện gần lễ Giáng sinh.
Nhiều người cho rằng Black Friday bắt nguồn từ vùng đất Philadelphia vào năm 1965. Tình trạng tắc đường xảy ra ngay sau Lễ Tạ ơn bởi đám đông người Mỹ tất bật cho quá trình sắm sửa Noel. Khi cái tên đã trở nên thông dụng hơn, lời giải thích về thời điểm chuyển từ sổ lỗ sang lãi của các cửa hàng cung ứng dần được biến tới rộng rãi hơn.
Ngược lại, tờ nhật báo hàng đầu của Mỹ, USA Today lại cho rằng Black Friday bắt đầu được biết tới vào năm 1939. Ngay sau ngày Lễ Tạ ơn, các cuộc diễu hành Santa hay mừng Lễ Tạ ơn được các cửa hàng bách hóa không ngừng đẩy mạnh khởi đầu cho các chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Điều này đã dẫn tới quy tắc không quảng cáo trước buổi lễ diễu hành. Mối liên hệ chặt chẽ ngày Lễ Tạ ơn và mùa mua sắm Noel được chính thức ấn định từ đó. Tất nhiên, cửa hàng bán lẻ luôn muốn kéo dài thời điểm mua sắm dài ra nhưng không ai dám phá vỡ luật bất thành văn này cả.
Trước sức ép thị trường, tổng thống Franklin D. Roosevelt buộc phải ra ban hành quyết định về việc chuyển Lễ Tạ ơn vào thứ 5 tuần thứ 4 tháng 11 thay cho tuần cuối cùng tháng 11 trước đó. Điều này tiếp tục được khẳng định trong luật Quốc hội nhưng một số người vẫn tiếp tục sử dụng ngày truyền thống để kỷ niệm ngày lễ này.
Thực tế, nhiều nhà buôn lẻ đã có ý tưởng về việc thay thế cái tên Black Friday bằng khái niệm tích cực hơn như White Friday. Tuy nhiên, có vẻ không mấy ai hào hứng với tên gọi này. Những ý nghĩa tiêu cực về tắc đường, phá sản trước đây dần chìm vào quên lãng và nó chính thức trở thành ngày hội khuyến mại lớn nhất toàn cầu.
Ý nghĩa của Black Friday
Nhắc tới ngày Thứ sáu đen tôi, hai từ “siêu khuyến mại” và “đám đông chen chúc” ngay lập tức sẽ hiện lên trong trí tưởng tượng của mọi người. Các bảng sale được trưng bày khắp nơi với đầy đủ loại mặt hàng. Hầu hết các cửa hàng đều mở từ 4 giờ sáng. Mức chiết khấu phổ biến thường từ 10-30%, thậm chí là 60%. Để kích cầu, một số cửa hiệu tung ra chiêu thức giảm sâu tới 80-90% cho số lượng khách hàng nhất định. Tất nhiên, chất lượng sản phẩm luôn phải đi đôi với thương hiệu. Không có bất kỳ nhãn hiệu nào sẵn sàng đánh đổi quá trình phát triển lâu dài chỉ vì vài đồng trước mắt.
Sự hấp dẫn của ngày hội này đã lan sang nhiều đất nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vào năm 2015, ngày Prime Day được Amazon.com tổ chức vào tháng 7 với mức giá hứa hẹn không kém cạnh so với Black Friday. Nó được lặp lại trong năm 2016 và 2017. Giá cả sản phẩm được đánh giá ngang bằng, thậm chí là rẻ hơn so với thứ 6 đen tối.
Khác với dòng người đông đúc, một số ít người Mỹ chọn cách ngồi ở nhà nghỉ ngơi, xem ti vi thay vì chen lấn xô đẩy trong siêu thị giảm giá. Họ cho rằng hành động đó sẽ làm xấu đi hình ảnh nước Mỹ. Nhiều người còn kêu gọi lập ra hội “No shopping” để tẩy chay sự kiện này.
Tuy nhiên, sau hàng ngàn thập kỷ Black Friday vẫn tiếp tục tồn tại và hấp dẫn số đông. Sự phát triển của hình thức mua sắm online cũng đã thay đổi nhận thức của người tiêu dùng Mỹ về phương thức mua sắm truyền thống này. Không phải chen chúc đông đúc, họ chỉ cần bấm chọn sản phẩm yêu thích vào giỏ hàng của mình.
Hi vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được món hàng ưng ý trong ngày Black Friday. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm chính hãng, hãy liên hệ ngay tới địa chỉ showroom gần nhất của hệ thống Đệm Xanh.
Đánh giá Có 0 đánh giá về Bí mật về ngày hội mua sắm Black Friday khiến nhiều người phát cuồng