DANH MỤC SẢN PHẨM

Đột quỵ là gì? Cách chống đột quỵ hiệu quả trong mùa đông

05-02-2021, 4:23 pm 773

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phòng tránh đơn giản và hiệu quả tình trạng này, đặc biệt trong ngày đông.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trong do tuần hoàn máu não bị gián đoạn hoặc làm chậm đáng kể. Điều này gây nên hiện tượng thiếu oxy, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho tế bào não. Chỉ vài phút không đủ lượng máu thì tế bào nào bắt đầu chết.

Do đó, thời điểm vàng cực kỳ quan trọng với việc cứu chữa người bị đột quỵ. Thời gian càng lâu thì lượng tế bào chết càng tăng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến  khả năng vận động, tư duy, thậm chí là tử vong.

Hầu hết người vượt qua cơn đột quỵ đều bị suy yếu hoặc di chứng như tê liệt, cử động yếu hơn ở một số bộ phận, rối loạn cảm giác, suy giảm thị lực, mất ngôn ngữ,...

Đột quỵ được chia thành 2 loại sau:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Hiện tượng này chiếm 85% tổng số ca bệnh. Điều này xuất phát từ các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch, cản trở máu lưu thông lên não.
  • Đột quỵ do xuất huyết: Hiện tượng này là do mạch máu não vỡ khiến máu chảy ồ ạt. Nguyên nhân vỡ mạch máu chủ yếu do động mạch mỏng, yếu hoặc xuất hiện vết rò rỉ, vỡ.

Ngoài ra, tình trạng thiếu máu não thoáng qua là đột quỵ nhẹ do não bộ giảm tải trong thời gian ngắn. Thông thường thời gian diễn ra chỉ khoảng vài phút.

Nguyên nhân gây đột quỵ

Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Sau 55 tuổi, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 2 sau mỗi 10 năm.

Giới tính: Nam giới nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ giới.

Tiền sử gia đình: Người có người trong gia đình tiền sử đột quỵ có nguy cơ cao hơn.

Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi nguy cơ mắc cao hơn người da trắng.

Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử có nguy cơ tái đột quỵ cao trong vài tháng đầu, kéo dài trong 5 năm. Nguy cơ này giảm dần theo thời gian.

Đái tháo đường: Các chứng đái tháo đường làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Bệnh tim mạch: Bệnh lý tim mạch làm tăng cao nguy cơ đột quỵ.

Cao huyết áp: Huyết áp cao tạo sức ép liên tục lên thành động mạch. Trong thời gian dài, động mạch bị tổn thương gây xuất huyết não. Đồng thời, nó cũng tăng tỷ lệ hình thành cục máu đông. 

Mỡ máu: Cholesterol cao tích tụ ở thành động mạch cản trở tuần hoàn mạch máu não.

Béo phì: Người thừa cân dễ mắc các bệnh như huyết áp, mỡ máu, tim mạch,...

Hút thuốc: Các chất trong thuốc lá gây tổn thương mạch máu, tăng xơ cứng động mạch. Thuốc lạ gây hại cho phổi, tim gấp nhiều lần.

Lối sống thiếu lành mạnh: Ăn uống thiếu điều độ, mất cân bằng dinh dưỡng và lười vận động là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

 

 Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

FAST và Be-FAST được xem là “khẩu quyết” để nhận biết dấu hiệu đột quỵ. Chỉ cần xuất hiện 1 trong 3 vấn đề dưới đây là khả năng đột quỵ não đã đạt tới 7 phần.

  • F (Face): Phần mặt hoặc miệng bỗng dưng bị méo.
  • A (Arms): 1 bên tay chân mất cảm giác.
  • S (Speech): Nói ngọng hoặc phát âm đột nhiên không rõ.
  • T (Time): Ghi nhớ thời gian và nhanh chóng liên hệ với trung tâm y tế gần nhất.

Theo những nghiên cứu gần đây, BE-FAST đã bổ sung thêm 2 yếu tố Mất thăng bằng và mất tầm nhìn.

Đột nhiên mất thăng bằng, bước đi không ổn định là triệu chứng đột quỵ não nhẹ.

Đột nhiên thị lực kém, nhìn 1 thành 2, nhìn không do có thể xuất phát từ dòng chảy đến võng mạc và não bị chặn lại.

 

  Nguyên nhân gia tăng đột quỵ mùa đông 

Các nghiên cứu từ nhiều quốc gia như Phần Lan, Úc, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc và Iran đã chỉ ra đột quỵ thường tăng cao trong những tháng lạnh. Theo nghiên cứu trên báo HealthDay, sự thay đổi nhiệt độ trung bình 5 độ F liên quan đến việc tăng 6% nguy cơ đột quỵ.

Nghiên cứu khác cũng chỉ ra không có xu hướng đột quỵ theo mùa tại Ấn Độ.  Điều này có thể xuất phát từ khí hậu ấm áp và ổn định quanh năm.

Có vẻ khá nhiều nguyên nhân được cho là làm tăng tỷ lệ đột quỵ trong tháng lạnh. Chúng gồm cả việc tăng tần suất nhiễm trùng, thiếu ánh sáng mặt trời, trầm cảm, lười vận động và hạn chế hoạt động ngoài trời.

  • Nhiệt độ giảm mạnh

Khi thời tiết chuyển lạnh, huyết áp thường tự động tăng để bù đắp vào lượng nhiệt thiếu hụt. Điều này có thể làm vấn đề ở người bị huyết áp hoặc tim mạch nghiêm trọng hơn. Với người bị đột quỵ hoặc ngừng tim, tỷ lệ bị càng cao hơn.

Khi thời tiết lạnh đột ngột, nguy cơ đông máu tăng dẫn đến việc thành hình cục máu đông, tắc nghẽn động mạch. Mặt khác, lượng hồng cầu, tiểu cầu tăng làm máu đặc quánh hơn, dễ tắc nghẽn, nhất là người bị xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, việc lười vận động, thói quen thiếu lành mạch làm lượng mỡ tăng.

  • Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tình trạng này gia tăng trong mùa đông lạnh giá cũng là thời điểm gia tăng đột quỵ.

Khi này, phòng ngừa nhiễm trùng có giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Có một số cách giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng như rửa tay kỹ, cẩn thận tránh chạm vào đồ vật hoặc người mang bệnh. Bạn có thể cân nhắc việc mang nước rửa tay, khăn lau.

Một trong cách nữa là tiêm vắc xin cúm. Nghỉ ngơi, bổ sung nước, không đi làm khi bị bệnh giúp bạn phục hồi nhanh hơn.

  • Lười vận động

Việc lười vận động trong mùa đông cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ, cholesterol có hại. Thêm vào đó, ra khỏi nhà hoặc ít nhất nơi có chuồng trại giúp bạn không tiếp xúc với vi trùng gây bệnh.

Nếu khỏe mạnh, đi bộ nhanh hoặc chạy ngoài trời lạnh vừa phải cũng coi như có lợi.

  • Phiền muộn

Thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu hoạt động thể chất và không ra ngoài trời đều góp phần gây nên trầm cảm. Điều đó có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ và các hệ quả tồi tệ hơn.

Đối với một số người, vấn đề nhận thức giảm trầm cảm vào mùa đông. Tuy nhiên, nhiều người cần đến sự tư vấn hoặc thuốc điều trị.

  • Thiếu ánh sáng mặt trời

Thiếu hụt ánh sáng mặt trời góp phần gây trầm cảm dẫn tới đột quỵ. Vitamin D thiếu hụt vào mùa đông liên quan đến chứng trầm cảm và rối loạn cảm xúc theo mùa.

Tùy thuộc vào khí hậu nơi bạn sống, cách hiệu quả nhất là du lịch. Nhưng nó không thực tế với hầu hết mọi người. Đèn được thiết kế cho chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, giảm trầm cảm mùa đông.

 

Mẹo giữ ấm cơ thể

Những người có nguy cơ đột quỵ đang sống ở khu vực có thời tiết biến động có thể giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với yếu tố khắc nghiệt. Điều đó rất đơn giản như việc sưởi ấm trong nhà hoặc làm nóng khi vừa từ ngoài về.

Cần biết rằng “thời điểm đen” mắc đột quỵ là rạng sáng và nửa đêm. Thực tế, hầu hết mọi người đều đang nghỉ ngơi trong khoảng thời gian đó. Rõ ràng, đảm bảo giường ngủ ấm áp là công việc tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện nhất.

  Làm ấm giường ngủ

Dù không kiểm soát việc giữ nhiệt tốt như chăn điện, túi chườm nóng lạnh đem tới giải pháp rẻ hơn cả. Túi đạt hiệu quả tốt nhất khi dùng với các chất liệu đồ giường kể trên. Đổ đầy nước nóng vào túi trước khi ngủ và luồn chân vào giường giữ ấm.

Một số người nhận xét có một tấm sưởi lớn vẫn tốt và nhanh hơn. Nếu vẫn cần thêm nhiệt, bạn chỉ cần bật lại thì vì lấy thêm bình hay đổ nước nóng thêm.

Với tài chính dư dả, bạn hoàn toàn có thể dùng quạt sưởi, lò sưởi hay bất kỳ hệ thống sưởi nào, nhất là gia đình có nhiều người.

Sử dụng đồ sưởi chuyên dụng

Sử dụng bộ đồ giường điều nhiệt thông minh

Nếu bạn chỉ có nhu cầu sưởi ấm 1-2 người khi ngủ, việc lắp đặt hệ thống điều nhiệt là không cần thiết. Thông qua công tắc điều khiển, bạn có thể đảm bảo lượng nhiệt cả đêm mà không tốn quá nhiều tiền điện.

Với tư cách là nơi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể khi ngủ, cùng xem xét vấn đề này trước nhé.

Chăn điện

Trước khi đi ngủ, bạn hoàn toàn có thể làm nóng giường bằng chăn điện. Ngay khi chui vào trong chăn, ban sẽ có được ngay “vòng tay” ấm áp thay vì tấm trải giường “lạnh lùng”. Chỉ cần chờ khoảng 15 phút làm nóng với hàng chính hãng.

Thêm vào đó, bạn có thể đem theo dùng ở phòng làm việc hoặc phòng khách đều được. Điều này giữ cho thân nhiệt của bạn ổn định trong thời gian dài, phòng chống đông máu.

Đệm điện

Tương tự chăn điện, đệm điện sưởi giúp bạn tiết kiệm hóa đơn làm ấm vào ban đêm. Bạn chỉ cần đặt đệm dưới ga giường và bật nó lên vài phút trước khi ngủ. Tuy nhiên, nó hạn chế về tính linh động hơn một chút so với chăn điện.

Bạn nên chọn mẫu đệm điện có chế độ tự động ngắt hoặc cài giờ. Tính năng này đảm bảo an toàn cho bạn ngay cả khi ngủ quên.

Xem thêm: Top 9 loại chăn đệm điện an toàn và chất lượng nhất

 

Tận dụng chất liệu giữ nhiệt tốt

Bộ đồ giường giữ nhiệt

Một lựa chọn rẻ và an toàn hơn là các chất liệu chăn ga gối đệm. Nếu quán mình trong chiếc chăn cotton mỏng hay vải lanh, hãy cân nhắc đến lựa chọn ấm áp hơn. Các mẫu giữ nhiệt tốt khá phong phú như lông, nỉ, bông polyester, lông vũ, len,...

Bạn có thể thử bí mật nho nhỏ của khách sạn boutique Zero George ở Charleston. Bằng cách xếp chăn bông mỏng giữa 2 tấm drap, bạn có thể bổ sung nhiệt mà không phải giặt tấm ở dưới thường xuyên.

Ngoài ra, đệm memory foam có khả năng tích nhiệt tốt hơn cả. Nếu muốn tận dụng quanh năm, đệm đa tầng mặt memory foam chính là điều nên tính tới.

Xếp lớp trên giường ngủ

Bên cạnh công dụng giữ ấm, phương thức này còn tạo nên vẻ đẹp sang trọng cho cả căn phòng. Bạn cũng có thể tận dụng chúng khi nhiệt độ tăng tùy theo cấu tạo.

  • Lớp 1: Topper.
  • Lớp 2: Ga giường len hoặc nỉ.
  • Lớp 3: Ga trải giường mỏng.
  • Lớp 4: Chăn len/ chăn lông.
  • Lớp trên cùng: Chăn xuân thu.

Xem thêm: Top 9 loại chăn cho mùa đông siêu ấm và bền nhất 

 

Mặc nhiều áo

Tương tự như giường ngủ, bạn hoàn toàn có thể xếp chồng layer. Mặc đồ giữ nhiệt, áo len, thậm chí cả mũ trong nhà nếu bạn thấy lạnh. Nếu đi ra ngoài, hãy chuẩn bị cả khăn choàng cổ.

Để giữ ấm tốt hơn, hãy mặc nhiều lớp, chỉ cần đổ quá nhiều mồ hôi là được. Ý tưởng này giữ cho cơ thể bạn ấm áp và khô ráo. Các loại quần áo chất liệu nhân tạo, vải nỉ cũng giữ nhiệt rất tốt. 

Giữ ấm cho bàn chân

Chúng tôi khuyến khích bạn nên đi dép trong nhà và cả tất ấm. Một đôi tất mềm mại, ấm áp sẽ điều chỉnh thân nhiệt khi đi ngủ, thậm chí phòng tránh đột quỵ.

Mặt khác, thảm trải sàn cũng giữ đôi chân luôn ấm áp trên sàn gạch hoặc gỗ cứng.

Cách nhiệt cửa sổ

Không có gì đáng ngạc nhiên khi cửa số là khu vực thoát nhiệt nhiều nhất. Ước chừng 10% nhiệt lượng thoát ra ở đây. 2/3 năng lượng bị mất do nhiệt bức xạ qua lớp kính. Phần còn lại là kết quả dẫn truyền qua khung và rò rỉ không khí xung quanh cửa sổ.

Vậy làm sao để giữ ấm mùa đông? Chà, lắp rèm cửa là bước đầu tiên cần làm. Điều này ngăn chặn phần lớn sự mất nhiệt thông qua bức xạ.

Tiếp theo, hãy bịt kín khung cửa bằng băng dính trong suốt chống gió song chúng không tồn tại được lâu. Các miếng kim loại hoặc nhựa hoàn chỉnh đắt tiền và hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn có thể bịt các khe bằng lưới tản nhiệt.

Sử dụng ánh nắng mặt trời

Vào ban ngày, hãy mở rèm cửa ở hướng Nam để đón ánh nắng ấm áo. Vào ban đêm, hãy đóng rèm để cách nhiệt tốt hơn cho phòng ngủ.

 

Các phương pháp chống đột quỵ khác

Tuy tuổi cao và tiền sử gia đình là một trong những yếu tố gây nên đột quỵ, bạn không quay ngược thời gian hay thay đổi người thân. Song các chuyên gia cho biết 80% trường hợp có thể ngăn ngừa. Làm thế nào để tăng tỷ lệ đặt cược có lợi cho bạn?

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ. Nicotine trong thuốc làm tăng huyết áp. Carbon monoxide làm giảm lượng oxy trong tuần hoàn máu. Ngay cả việc hít thở khói thuốc thụ động cũng có thể làm tăng tỷ lệ.

Đồng thời, hút thuốc lá còn rất nhiều điều đáng bàn:

  • Tăng lượng chất béo xấu trong máu.
  • Giảm mức cholesterol HDL “tốt” của bạn.
  • Làm máu dính và dễ bị đông  máu.
  • Làm mảng bám tích tụ nhiều hơn.
  • Làm dày và thu hẹp các mạch máu, làm hỏng lớp lót của chúng.
  • Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về cách bỏ thuốc là. Đừng bỏ cuộc nếu chưa thành công ngay lần đầu tiên.

Ổn định tim mạch

Rối loạn tim mạch (Afib) đều tăng tỷ lệ đột quỵ do đông máu. AFib làm máu đọng lại trong tim. Nếu cục máu đông di chuyển lên não, nó có thể gây đột quỵ. Lý do dẫn đến căn bệnh này có rất nhiều như huyết áp cao, mảng bám động mạch, suy tim,..

Thuốc, thủ thuật y tế hoặc phẫu thuật giúp tim mạch ổn định. Nếu bạn không biết mình có mách Afib hay không nhưng cảm thấy tim đập thình thịch, khó thở, hãy đến gặp bác sĩ.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao khiến nguy cơ đột quỵ gấp 2-4 lần. Nếu không được quản lý tốt, bệnh tiểu đường dễ dẫn đến tích tụ chất béo hoặc máu động trong mạch máu. Từ đó, các tế bào trong não và cổ bị thu hẹp, cắt đứt nguồn cung cấp máu lên não.

Nếu bị tiểu đường, hãy kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Dùng thuốc theo chỉ dẫn và tái khám định kỳ để bác sĩ theo sát bệnh lý của bạn.

Giảm huyết áp

Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ. Đó là lý do của hơn một nửa bệnh nhân. Chỉ số huyết áp bình thường thấp hơn 120.80. Nếu thường xuyên hơn 130/80, bạn có thể bị huyết áp cao hoặc tăng huyết áp.

Nếu không được kiểm soát tốt, điều này sẽ dẫn đến khả năng đột quỵ cao gấp 4-6 lần. Điều này xuất phát từ vấn đề thành động mạch dày lên và làm cho cholesterol hoặc chất béo tích tụ thành mảng. Do đó, nó cơ thể chặn nguồn cung cấp máu tới não bộ.

Nếu bạn bị huyết áp cao, hãy nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ để giữ huyết áp luôn ổn định. Thuốc và thói quen sống tích cực như tập thể dục, ăn uống lành mạnh thực sự hữu ích.

Tránh sử dụng rượu bia

Uống quá nhiều rượu làm tăng huyết áp và chất béo trung tình. Chỉ nên giới hạn 2 ly/1 ngày nếu bạn là đàn ông, 1 ly/1 ngày nếu bạn là phụ nữ.

Uống quá nhiều có thể gây ra Afib. Nếu bạn dùng dưới 4-5 lý trong vòng 2 giờ có thể gây ra hội chứng nhịp tim không đều.

Kiểm soát lượng cholesterol

Quá nhiều cholesterol làm tắc nghẽn động mạch, dẫn đến đau tim và đột quỵ. Hãy kiểm soát con số của bạn ở mức lành mạnh:

  • Cholesterol toàn phần: Dưới 200mg/1dL máu.
  • Cholesterol LDL (xấu): Dưới 100mg/1dL.
  • HDL (tốt) cholesterol: Trên 60mg/1dL.

Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục chưa đủ kiểm soát, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc.

Đừng bỏ qua tiếng ngáy

Ngáy to và liên tục có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Nó làm bạn ngừng thở hàng trăm lần trong đêm. Từ đó, nguy cơ đột quỵ tăng cao khi không nhận đủ oxy và tăng huyết áp.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Ăn uống lành mạnh giúp giảm nguy cơ đột quỵ, thậm chí là giảm cân. Ăn nhiều trái cây và rau tươi mỗi ngày, đặc biệt bông cải xanh, mầm cải Brussel và các loại rau xanh.

Chọn protein nạc và thực phẩm giàu chất xơ. Tránh xa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa gây tắc động mạch. Cắt giảm muối và thực phẩm chế biến sẵn. Chúng thường chứa nhiều muối, làm tăng huyết áp và tích tụ chất béo chuyển hóa.

Aspirin

Một viên aspirin liều thấp mỗi ngày ngăn ngừa đột quỵ và đau tim ở người có nguy cơ mắc bệnh cao. Nó làm loãng máu, ngăn hình thành cục máu đông trong động mạch khi bị tắc nghẽn một phần do mảng bám, cholesterol.

Tuy nhiên, không phải ai cũng cần tới nó nên đừng dùng aspirin khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, không cho người đang có dấu hiệu đột quỵ như nói ngọng, mặt xệ uống thuốc này. Nó có thể làm tăng triệu chứng nhanh chóng,. Thay vào đó, hãy liên hệ y tế ngay lập tức.

Tập thể dục

Các món chiên xào gây béo phì, cholesterol cao, tiểu đường và huyết áp cao, một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Do đó, hãy vận động thường xuyên.

Bạn không cần phải chạy marathon. Chỉ cần dành 30 phút luyện tập hàng ngày, 5 ngày một tuần là đủ. Hãy tập đến khi thấy mệt nhưng không bị thở gấp hay thở dốc. Đừng quên trò chuyện với bác sĩ để có chế độ tập luyện phù hợp nhất.

Câu hỏi thường gặp

Tôi có thể mắc đột quỵ mà không biết?

Những dấu hiệu thầm lặng hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng được tạo ra khi một phần não bộ bị tắc nghẽn nhưng không bạn nhận ra sự khác thường. Thông thường, bạn chỉ nhận thức được khi đã hình thành tổn thương vĩnh viễn.

Đột quỵ thầm lặng có phải là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua?

Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ như cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) xảy ra khi cục máu đông ngăn không cho máu chảy đến một phần não trong thời gian ngắn. Không giống đột quỵ thực sự, nó không tổn thương vĩnh viễn.

TIA đến và đi nhanh, khoảng 1 phút. Không giống như đột quỵ, động mạch sẽ tự mở lại. Tuy nhiên, bạn có nhiều khả năng đột quỵ thời trong tương lai.

Nên ghi nhớ thời gian xảy ra hay gọi 115 khi bị đột quỵ?

Khi bị đột quỵ, mỗi giây đều quan trọng. Với nguyên nhân đông máu, bạn cần thuốc tPA để phá vỡ cục máu đông, cứu tế bào não và ngăn tổn thương vĩnh viễn.

Để phục hồi tốt nhất, bạn cần uống tPA trong vòng 3-4 tiếng rưỡi khi có dấu hiệu đầu tiên. Vì vậy, cần thực hiện cả 2 điều này một cách nhanh chóng.

Nguy cơ đột quỵ cao hơn trong mùa đông?

Đúng vậy. Theo thống kế của các bệnh viện, số bệnh nhân bị đột quỵ trung bình vào mùa đông tăng từ 15-30%. Thời tiết càng giảm sâu thì ca bệnh càng tăng cao. Bên cạnh ca mắc mới, nguy cơ tái phát cũng rất nhiều.

Kết luận

Tỷ lệ đột quỵ tăng nhẹ theo mùa là điều đáng ngạc nhiên. Tin tốt là có nhiều cách đơn giản giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ. Duy trì hoạt động thể chất trong suốt tháng thu – đông, kiểm tra y tế, cố gắng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và phòng tránh nhiễm trùng.

Và quan trọng nhất là giữ ấm cơ thể. Đó là nhu cầu cơ bản cũng như phương pháp phòng ngủ đột quỵ đơn giản, tiết kiệm nhất.

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn luôn cảm thấy khỏe khoắn trong mùa đông này. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng gần nhất thuộc hệ thống Đệm Xanh. 

By Ngọc Nguyễn

 

Đánh giá0 đánh giá về Đột quỵ là gì? Cách chống đột quỵ hiệu quả trong mùa đông

x
Đánh giá:

Thảo luận về Đột quỵ là gì? Cách chống đột quỵ hiệu quả trong mùa đông

avatar
x
Danh sách đại lý võng xếp Hakawa chính hãng giá rẻ
Danh sách đại lý võng xếp Hakawa chính hãng giá rẻ
27-03-2024, 10:02 am     2.017
Võng xếp Hakawa nổi bật giữa thị trường rộng lớn với thiết kế tiện dụng và đẹp mắt. Tuy nhiên, lợi ích mà sản phẩm đem tới không chỉ dừng ở đó. Cùng tìm hiểu thông tin võng Hakawa trong bài viết dưới đây.
Cách khử khuẩn khẩu trang để tái sử dụng phòng bệnh mùa Covid-19
Cách khử khuẩn khẩu trang để tái sử dụng phòng bệnh mùa Covid-19
29-01-2021, 9:02 am     1.087
Lượng khẩu trang y tế quá lớn chắc chắn sẽ tạo nên lượng rác thải không nhỏ, gây hệ quả xấu tới môi trường. Cách bền vững nhất khi này là sử dụng khẩu trang tái sử dụng được và khử khuẩn khẩu trang đúng cách.
Chọn mua và sử dụng khẩu trang y tế đúng cách phòng dịch Covid-19
Chọn mua và sử dụng khẩu trang y tế đúng cách phòng dịch Covid-19
24-03-2020, 5:01 pm     1.476
Khẩu trang y tế đang trở thành đồ dùng được quan tâm hàng đầy trước sự bùng phát mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19. Vậy đâu là loại khẩu trang cần mua và sử dụng thế nào cho hiệu quả? Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Danh sách đại lý chăn ga gối đệm Sông Hồng uy tín tại miền Nam
Danh sách đại lý chăn ga gối đệm Sông Hồng uy tín tại miền Nam
20-02-2024, 10:53 am     3.725
Sự xuất hiện tràn lan của hàng giả, hàng nhái không khỏi khiến người tiêu dùng lo lắng. Cùng tham khảo những địa chỉ phân phối chăn ga gối đệm Sông Hồng uy tín sau để tránh trường hợp tiền mất tật mang.
TÌM KIẾM BÀI VIẾT
TRA CỨU ĐIỂM THÀNH VIÊN
Không có dữ liệu! SĐT không đúng hoặc không tồn tại.
Facebook
Youtube Xem thêm video tại kênh Youtube youtube
Tin khuyến mãi khác
X
messenger