DANH MỤC SẢN PHẨM

Có nên chọn đệm chứa sợi thủy tinh không?

06-01-2024, 3:26 pm 119

Bạn có thể đã nghe nhiều điều tiêu cực về sợi thủy tinh bên trong đệm. Tuy nhiên, bạn có thể chưa biết vật liệu này chính xác là gì hoặc tại sao gây tranh cãi. 

Nội dung chính

Sợi thủy tinh trong đệm: Sợi thủy tinh được thêm vào nhằm mục đích phòng chống cháy nổ, ngăn chặn ngọn lửa lan rộng trong trường hợp hỏa hoạn. Mặc dù hiệu quả của nó không thể bàn cãi, nhưng vẫn ẩn chứa nhiều lo ngại về vấn đề sức khỏe nếu thoát khỏi đệm.

Mối lo ngại về sức khỏe: Việc tiếp xúc với sợi thủy tinh gây kích ứng da, các vấn đề hô hấp hay nhiều tình trạng khó chịu khác. Điều quan trọng cần nhớ là không tháo vỏ đệm để tránh giải phóng các hạt sợi thủy tinh ra môi trường.

Các lựa chọn thay thế cho sợi thủy tinh: Nhiều nhà sản xuất đệm hiện cung cấp các lựa chọn không có sợi thủy tinh, thay thế bằng các vật liệu chống cháy như len, sợi thực vật và silica.

Bạn có thể đã nghe nhiều điều tiêu cực về sợi thủy tinh, do những lo ngại về chất liệu này ngày càng phổ biến dạo gần đây. Tuy nhiên, bạn có thể không biết vật liệu này chính xác là gì hoặc tại sao gây tranh cãi.

Không giống tên gọi, sợi thủy tinh không phải thủy tinh nguyên chất. Đó là vật liệu tổng hợp gồm 1 phần làm từ nhựa, được gia cố bằng sợi thủy tinh và hóa chất tổng hợp. Vật liệu này không chỉ được sử dụng cho đệm mà còn cả vật liệu cách nhiệt trong nhà.

Tại sao đệm lại chứa sợi thủy tinh?

Đệm được sản xuất tại nước ngoài phải đáp ứng tiêu chí chống cháy nhất định. Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, sợi thủy tinh sẽ tan chảy và bao phủ bên trong tấm đệm, ngăn chặn ngọn lửa lan rộng.

Đương nhiên, sợi thủy tinh không phải vật liệu duy nhất ngăn được đệm bốc cháy. Chất hóa học làm chậm cháy đã từng phổ biến nhưng hiện nay đã bị cấm do lo ngại về độc tính.

Sau đó, sợi thủy tinh trở thành lựa chọn thay thế phổ biến cho các hóa chất này.

Một số chất làm chậm hóa học được coi là có hại và nguy hiểm bao gồm:

  • Ete Diphenyl đa brom hóa (PBDE)
  • Axit boric
  • Antimon trioxit
  • Decabromodiphenyl oxit
  • Melamine
  • Vinyliden clorua
  • Chất chống cháy halogen hữu cơ hoặc OFR

Các lựa chọn thay thế khác cho sợi thủy tinh có thể kể tới len, sợi thực vật và silica. Bất kỳ vật liệu tự nhiên nào trong số này đều đóng vai trò như chất chống cháy đệm, giúp người ngủ có thêm thời gian quý báo để trốn thoát trong trường hợp khẩn cấp.

Đệm chứa sợi thủy tinh có an toàn không?

Đây không đơn giản chỉ là câu hỏi có hay không, do sợi thủy tinh được xem an toàn cháy nổ. Sợi thủy tinh bên trong làm giảm nguy cơ đệm cháy nổ khi tiếp xúc với lửa. Miễn là sợi thủy tinh vẫn còn bên trong, đệm sẽ đủ an toàn.

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu sợi thủy tinh đó lọt ra ngoài? Chà, không có mối lo ngại kéo dài nào liên quan đến sợi thủy tinh. Nó chỉ dẫn đến các cơn ho, đau họng, đỏ mắt, ngứa, các vấn đề dạ dày và kích ứng khác trong thời gian ngắn.

Đây không phải mối lo ngại lớn về mặt y tế nhưng chúng có thể tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bạn. Đặc biệt khi sợi thủy tinh thoát ra ngoài, rất khó để loại bỏ chúng khỏi khu vực sinh hoạt, các kẽ hở trong căn phòng bừa bộn. Và tất nhiên, những triệu chứng kích ứng đó sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi nhà bạn sạch sẽ.

Sợi thủy tinh nằm ở đâu bên trong đệm?

Sợi thủy tinh thường được tìm thấy bên dưới vỏ bọc đệm,

Sợi thủy tinh thường được tìm thấy bên dưới lớp vải bọc, như vỏ bọc quanh lớp foam và lò xo bên trong đệm. Nếu bên ngoài đệm bắt lửa, sợi thủy tinh sẽ nhanh chóng tan chảy thành rào chắn, làm chậm quá trình ngọn lửa lan truyền và đảm bảo người ngủ có đủ thời gian di chuyển ra chỗ khác. 

Do lớp sợi thủy tinh thường nằm ngay dưới vải bọc nên nhiều đệm sẽ đính kèm hướng dẫn không tháo vỏ, ngay cả khi có khóa kéo. Việc tháo vỏ bọc sẽ khiến các sợi thủy tinh lan rộng khắp phòng, thậm chí lan sang phần còn lại của ngôi nhà.

Tuy nhiên, mặc cho vỏ bọc giữ sợi thủy tinh bên trong, một số khách vẫn phàn nàn chất liệu đệm giá rẻ khiến sợi thấm qua. Đó là lý do nhiều người mua hàng tìm kiếm mẫu đệm không độc hại và không chứa sợi thủy tinh.

Tôi nên làm gì nếu đệm của tôi chứa sợi thủy tinh?

Bạn sẽ làm gì nếu phát hiện ra tấm đệm đang ngủ chứa sợi thủy tinh? Thành phần này sẽ không độc hại và ảnh hưởng tới bạn nếu chỉ ở dưới lớp bọc. Do đó, bạn có thể tiếp tục ngủ trên đệm miễn là không bao giờ tháo vỏ ra.

Nếu bạn lo lắng đệm chứa sợi thủy tinh, hãy bọc thêm tấm bảo vệ bên ngoài đến khi mua đồ mới. Phụ kiện này ngăn mọi mảnh vụn văng ra ngoài nếu vỏ bọc bị mòn, từ đó ngăn sợi thủy tinh lan rộng và tạo thành mớ hỗn độn khó dọn dẹp.

Làm sao bạn biết khi nào đệm cần được thay thế? Vỏ bọc bị mòn và sợi thủy tinh rò rỉ ra ngoài chắc chắn là một dấu hiệu, nhưng vẫn có nhiều cách khác để biết rằng đệm đã cũ trước khi sợi thủy tinh tràn ra.

Sau khi có đệm mới, bạn có thể thoải mái loại bỏ món đồ chứa sợi thủy tinh không mong muốn. Nếu bạn không thể tặng đệm cho các tổ chức từ thiện, chúng tôi khuyên bạn nên tìm cách tái chế.

Nhiều chương trình tái chế đệm được tổ chức nhằm cắt giảm số lượng rác thải và các bộ phận như lò xo được tái sử dụng thành vật dụng khác.

Bạn đang tìm chiếc đệm không có sợi thủy tinh?

Tính minh bạch là yếu tố then chốt để tránh chọn phải đệm chứa sợi thủy tinh. Nhiều thương hiệu đệm hàng đầu không chứa sợi thủy tinh cung cấp nhiều thông tin về nguồn nguyên liệu của họ và tự hào tuyên bố nệm của họ được sản xuất tại Hoa Kỳ.

Đệm được bán và lắp ráp tại nước ngoài phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về độ an toàn. Việc nắm được xuất sứ và cấu tạo sản phẩm sẽ nâng cao độ tin cậy cho bất kỳ nhãn hiệu cùng chứng nhận đệm hiện có. Nơi mua đệm tốt nhất sẽ liệt kê thông tin này một cách công khai hoặc nhân viên tư vấn sẽ thoải mái trả lời theo yêu cầu của bạn.

Khi nhắc về nhãn hiệu và chứng nhận an toàn, một số đơn vị nổi tiếng cần lưu ý gồm:

  • GOLS (Tiêu chuẩn cao su hữu cơ toàn cầu)
  • GOTS (Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu)
  • Chứng nhận GREENGUARD GOLD
  • Chứng nhậnPUR-US®
  • OEKO-TEX®
  • Forest Stewardship Council®
  • Rainforest Alliance
  • eco-INSTITUT

Mặc dù đệm giá rẻ rất hấp dẫn khi bạn muốn tiết kiệm, nhưng chúng lại thiếu minh bạch và các chứng nhận để người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa. Bạn có thể tiết kiệm tiền mà không phải hy sinh chất lượng và tìm được nệm thân thiện với môi trường với giá cả phải chăng không chứa sợi thủy tinh.

Nghiên cứu độ nổi tiếng của công ty và các đánh giá của khách hàng sử dụng trước đó sẽ giúp bạn chọn ra loại đệm phù hợp không chứa sợi thủy tinh. Cách thức này đảm bảo bạn luôn nhận được tấm đệm thoải mái nhất. Do đó, đừng quên làm “bài tập” trước khi mua sắm.  

Chúng tôi khuyên bạn nên đọc các đánh giá mới nhất, do nhiều công ty dần loại bỏ sợi thủy tinh trong đệm. Các bài đánh giá cách đây vài năm trước không còn phản ánh chính xác kết cấu đệm hiện tại, cùng mức độ thoải mái và tuổi thọ dự kiến.

Chúng ta cũng cần lưu ý rằng thành phẩn này không phải lúc nào cũng được gọi là sợi thủy tinh. Một số nhà sản xuất vẫn có thể sử dụng nó trong khi gọi nó bằng một tên khác. Các tên khác của hạt sợi thủy tinh mà bạn có thể nhận ra khi đọc thẻ nệm bao gồm:

  • Bông thủy tinh
  • Sợi thủy tinh
  • Nhựa gia cố sợi thủy tinh (GRP)
  • Nhựa gia cường sợi thủy tinh (GFRP)
  • Nhựa cốt sợi thủy tinh

Hiện tại, khi nói đến mẫu đệm chứa sợi thủy tinh, một số loại sử dụng phổ biến hơn loại khác. Ví dụ, đệm memory foam thường thêm thành phần này do nhiều nhà sản xuất cố gắng giảm giá thành sản phẩm. Do đó, đệm giá rẻ thường được thêm sợi thủy tinh.

Trong khi đó, nhiều loại đệm cao su sử dụng lớp lông cừu để làm mát bề mặt, chống cháy hiệu quả. Đệm hơi và đệm nước ít có khả năng chứa sợi thủy tinh do cấu trúc độc đáo.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn phải từ bỏ đệm foam nếu muốn loại bỏ sợi thủy tinh. Rất nhiều mẫu foam hiện đại không thêm thành phần này, đặc biệt khi ngày càng có nhiều khách hàng và nhà sản xuất lo ngại về tác động của sợi thủy tinh.  

Các lựa chọn thay thế sợi thủy tinh

Cả một thế giới chất liệu thay thế đang chờ bạn khám phá. Len cừu chẳng hạn. Đây là vật liệu chống cháy tự nhiên thường thấy trong mẫu cao su hữu cơ, nhưng nó có thể thêm vào bất kỳ loại đệm nào.  

Vậy tại sao len cừu lại là chất chống cháy hữu ích? Vâng, lông động vật, đặc biệt là cừu, có khả năng giữ ẩm độc đáo. Độ ẩm này không chỉ giữ cho bề mặt ngủ luôn khô ráo. Nó thực sự làm chậm quá trình đám cháy lan rộng. Khi bắt lửa, len có xu hướng cháy âm ỉ từ từ thay vì bốc cháy ngay lập tức. Đây là lý do chúng tôi sử dụng len hữu cơ cho các loại đệm cao su.

Len tự nhiên hoặc hữu cơ không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn chống cháy trên thế giới mà còn giúp trung hòa nhiệt độ. Nó có khả năng tản nhiệt và giữ ẩm tốt, mang lại trải nghiệm nghỉ ngơi thoải mái hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm nhiều lựa chọn hơn, những vật liệu tự nhiên khác như cây kế và sợi thực vật chống cháy cũng có thể hoạt động như rào cản ngọn lửa. Trong một số trường hợp, đệm bổ sung than hoạt tính không chỉ giúp bạn mát mẻ mà còn chống cháy hiệu quả.

Mặt khác, không chỉ vật liệu tự nhiên mới làm được điều đó. Các vật liệu tổng hợp như polyester và rayon cũng hạn chế lan truyền ngọn lửa mà không cần bổ sung sợi thủy tinh. Một ví dụ đáng chú ý là Kevlar, một loại nhựa siêu bền, không dễ tan chảy nhờ vào cấu trúc độc đáo. Đó là lý do nó có thể giúp bảo vệ nệm của bạn khỏi bị cháy. Ngay cả khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, Kevlar vẫn giữ được khả năng đàn hồi.

Những cân nhắc khác khi mua đệm

Độ cứng đệm

Độ cứng đệm là yếu tố cần cân nhắc đối với các tư thế ngủ khác nhau. Dưới đây là thông tin tổng quan về độ cứng đệm lý tưởng cho từng kiểu ngủ.

Tư thế nằm nghiêng

Người nằm nghiêng thường được khuyên dùng đệm từ trung bình đến mềm vừa. Đệm cho tư thế này nương theo đường cong cơ thể và giảm áp lực hiệu quả, đặc biệt ở vùng vai hông. Đệm quá cứng có thể gây khó chịu, khó giữ thẳng cột sống.

Tư thế nằm ngửa

Người nằm ngửa thường yêu cầu đệm cứng vừa đến trung bình. Mẫu đệm này giúp duy trì cột sống thẳng hàng, tránh lún sâu xuống. Đệm quá mềm khiến phần lưng dưới của người nằm lún sâu xuống, lâu dần gây khó chịu.

Tư thế nằm sấp

Người nằm sấp thường thích đệm cứng vừa đến cứng. Độ cứng này đem tới sự hỗ trợ cần thiết để giữ cột sống thẳng hàng, ngăn ngừa vùng bụng cùng xương chậu lún quá mức. Đệm quá mềm buộc cột sống vào hình dạng cong không tự nhiên, gây khó chịu và căng thẳng.

Hay thay đổi tư thế

Người hay thay đổi tư thế thường chuyển đổi dáng nằm vào ban đêm. Đệm trung bình mang lại sự cân bằng giữa hỗ trợ và giảm áp lực, phù hợp với các tư thế cùng chuyển động ngủ khác nhau. Một tấm đệm phù hợp cho phép điều chỉnh cột sống, đồng thời ôm sát các đường cong cơ thể.

Các loại đệm

Trong quá trình mua sắm, bạn có thể bắt gặp nhiều loại đệm với những đặc điểm riêng. Cùng khám phá các loại đệm phổ biến nhất gồm foam, cao su, đa tầng và lò xo liên kết.

Đệm bông ép

Đệm bông ép được tạo nên bằng cách ép nén sợi polyester theo cả chiều dọc và chiều ngang. Nhiệt độ cao liên kết các sợi bông mà không cần tới keo dính chuyên dụng. Nhờ đó, đệm có độ cứng tối ưu, phù hợp với thói quen nằm của người Việt. Nếu thích nằm mềm hơn, bạn có thể chọn các mẫu 

Và tất nhiên, hầu hết đệm bông ép đều không thêm sợi thủy tinh.

Đệm memory foam

Memory foam được biết đến với đặc tính giảm áp lực tuyệt vời. Chúng được làm từ chất liệu đàn hồi nhớt với khả năng tạo đường nét theo hình dạng cơ thể, hỗ trợ cho từng nhu cầu cá nhân. Memory foam phân bổ trọng lượng đồng đều, giảm bớt áp lực và cảm giác khó chịu. Loại đệm này còn hấp thụ chuyển động, phù hợp cho các cặp đôi hoặc cá nhân ngủ chung giường.

Hơn nữa, đệm memory foam còn liên kết cột sống vượt trội, giảm đau lưng và xương khớp. Tuy nhiên, một số người thấy rằng chất liệu giữ nhiệt tốt. Do đó, những mẫu đệm làm mát như gel foam hoặc cấu trúc tế bào mở hiện đại để giảm thiểu nóng bức.

Đệm cao su

Đệm cao su làm từ cao su tự nhiên hoặc hỗn hợp cao su tự nhiên và tổng hợp. Chất liệu có chiết xuất từ nhựa cây cao su, là lựa chọn thân thiện với môi trường. Đệm cao su mang đến sự cân bằng độc đáo giữa hỗ trợ và đàn hồi. Chúng mang lại cảm giác bồng bềnh, cho phép bạn dễ dàng di chuyển cũng như định vị lại khi ngủ.

Thêm vào đó, đệm cao su còn có độ bền cao, chống lại các chất dị ứng như mạt bụi, nấm mốc. Ngoài ra, chúng thoáng khí tốt, thúc đẩy luồng không khí luân chuyển và tản nhiệt, từ đó điều chỉnh thân nhiệt hiệu quả. Điều quan trọng cần lưu ý là đệm cao su đắt hơn các loại khác, nhưng tuổi thọ và sự thoải mái của chúng thực sự đáng giá.

Đệm cao su Olympia AQUA massage (đệm cao su thiên nhiên 100%) - đệm thiên cứng

Đệm lò xo

Đây là một trong những loại đệm truyền thống. Chúng bao gồm hệ thống lò xo hỗ trợ, bên trên là các lớp tiện nghi cho cảm giác thoải mái. Nệm lò xo mang lại cảm giác êm ái và chắc chắn. Phần lõi đệm cho phép luồng không khí di chuyển, giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khi ngủ.

Những tấm đệm này nổi tiếng với độ bền và khả năng hỗ trợ cạnh viền, cho phép người ngủ tận dụng toàn bộ bề mặt giường mà không tạo cảm giác như sắp lăn ra ngoài. Tuy nhiên, chúng không ôm sát cơ thể và giảm áp lực hiệu quả như memory foam hay cao su. Ngoài ra, một số người thấy đệm lò xo liên kết chuyển động nhiều hơn các loại khác.

Đệm đa tầng

Đệm đa tầng kết hợp những ưu điểm tốt nhất của cả 2 thế giới bằng cách tích hợp các lớp foam hoặc cao su với lò xo. Sự kết hợp này sẽ mang lại sự cân bằng giữa hỗ trợ, giảm áp lực và đàn hồi. Các lớp tiện nghi trên cùng thường gồm memory foam hoặc cao su để nương theo đường cong, thư giãn cơ thể hiệu quả. Trong khi đó, lò xo liên kết mang tới cảm giác ổn định, hỗ trợ và tăng cường luồng không khí.

Đệm đa tầng được thiết kế nhằm đáp ứng nhiều sở thích nghỉ ngơi, nhờ đó phù hợp với các đối tượng khác nhau. Chúng là lựa chọn phổ biến cho những người đang tìm kiếm lợi ích của cả foam, cao su và lò xo. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là đệm đa tầng đắt hơn các lựa chọn khác nhờ vào cấu tạo và vật liệu của chúng.

Đệm hơi và đệm nước

Đệm hơi là lựa chọn phổ biến với giá cả phải chăng cho người cần chuẩn bị giường cho khách hoặc đi du lịch. Chúng có nhiều lựa chọn, từ loại cơ bản chỉ đơn giản là chứa không khí  bên trong, cho đến các mẫu cao cấp hơn với nhiều buồng khí, nhiều các tính năng công nghệ thông minh.

Một ưu điểm của đệm hơi là hầu như không chứa sợi thủy tinh. Điều này không chỉ do sợi thủy tinh gây rò rỉ không khí. Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSC) tuyên bố rằng đệm hơi không bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn chống cháy trừ khi có vật liệu giữa các khoang.

Tương tự, đệm nước cũng được miễn các quy định chống cháy trừ khi có vật liệu bọc. Vì vậy, đệm nước khó có thể chứa sợi thủy tinh. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là đệm nước có thể gây ra một số lo ngại, chẳng hạn như rò rỉ nước hoặc quá trình đổ đầy nước khá tốn thời gian.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao sợi thủy tinh được sử dụng trong đệm?

Sợi thủy tinh được dùng cho đệm nhằm hạn chế khả năng hỏa hoạn. Nó được dùng như giải pháp thay thế cho chất chống cháy hóa học (thành phần không còn được ưa chuộng do những rủi ro sức khỏe). Sợi thủy tinh hấp dẫn do khá rẻ tiền và không độc hại, thậm chí cứu sống bạn khi hỏa hoạn.

Tuy nhiên, sợi thủy tinh dần để lại những phản hồi tiêu cực do nó không hoàn toàn không gây độc hại. Nhiều chủ sở hữu đệm cho biết họ gặp phải tình trạng kích ứng da và các vấn đề hô hấp tạm thời sau khi tháo lớp phủ bên ngoài.

Memory foam chứa sợi thủy tinh không?

Bản thân memory foam không chứa sợi thủy tinh. CertiPUR-US®, một chứng nhận chung cho đệm memory foam chất lượng cao, thậm chí còn lưu ý rằng con dấu của họ cho biết foam không chứa sợi thủy tinh.

Tuy nhiên, không có sợi thủy tinh bên trong foam không có nghĩa đệm không chứa thành phần này. Sợi thủy tinh thường bao bọc các tấm foam thành lớp riêng biệt, vì vậy người mua hàng cần tìm mẫu đệm không chứa sợi thủy tinh.

Làm sao để biết đệm chứa sợi thủy tinh không?

Thông thường, các nhà sản xuất không công khai rằng đệm của họ chứa sợi thủy tinh. Tuy nhiên, người mua hàng tinh ý có thể nhận ra các dấu hiệu của loại đệm này. Nếu không gọi nó là sợi thủy tinh, họ có thể gọi là “bông thủy tinh” hoặc “nhựa cốt sợi thủy tinh”.

Dấu hiệu cảnh báo khác là nhà sản xuất nhấn mạnh rằng người dùng không nên tháo vỏ đệm. Việc tháo vỏ bọc sẽ khiến sợi thủy tinh thoát ra ngoài, từ đó gây ra một số vấn đề sức khỏe cho người chạm vào. Vì vậy, ngay cả khi thương hiệu không tuyên bố đệm có sợi thủy tinh, thì người mua hàng vẫn nên cảnh giác khi vỏ bọc không thể tháo rời.

Đệm nào không chứa sợi thủy tinh?

Đệm cao su hữu cơ từng là giải pháp chắc chắn nhất không chứa sợi thủy tinh. Thay vì sợi thủy tinh, mẫu đệm này có xu hướng sử dụng len hoặc sợi thực vật chống cháy.

Tuy nhiên, hiện nay bạn có thể tìm ra vô vàn mẫu đệm không chứa sợi thủy tinh, từ bông ép, memory foam, đa tầng đến lò xo truyền thống.

Có phải tất cả mẫu đệm đều chứa sợi thủy tinh không?

Không phải tất cả đệm đều chứa sợi thủy tinh bên trong, đặc biệt khi nhược điểm của nó ngày càng rõ rệt. Tuy nhiên, vật liệu này vẫn được sử dụng như giải pháp đáp ứng các tiêu chuẩn chống cháy trên thế giới.

Sợi thủy tinh tương đối rẻ và khá hiệu quả như thành phần chống cháy không dùng hóa chất. Vì vậy, ít nhất cho đến nay, nó vẫn là thành phần đệm phổ biến.

Kết luận

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng nhận thức rõ ràng những rủi ro tiềm ẩn của sợi thủy tinh, từ đó kéo theo nhu cầu từ chối sản phẩm chứa thành phần này. Mặc dù không độc hại nhưng sợi thủy tinh lại gây khó chịu nghiêm trọng khi thoát khỏi đệm.

Nếu bạn có đệm chứa sợi thủy tinh, đó không phải ngày tận thế. Bạn có thể đảm bảo không bao giờ tháo vỏ đệm, thậm chí bọc thêm tấm bảo vệ. Nhờ đó, bạn có thể yên tâm sử dụng cho đến khi sẵn sàng mua đệm không chứa sợi thủy tinh.

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được chiếc gối phù hợp nhất với nhu cầu bản thân và cả gia đình. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng Đệm Xanh gần nhất.

 By Ngọc Nguyễn

Đánh giá0 đánh giá về Có nên chọn đệm chứa sợi thủy tinh không?

x
Đánh giá:

Thảo luận về Có nên chọn đệm chứa sợi thủy tinh không?

avatar
x
Danh sách đại lý đệm bông ép Thanh Bình uy tín trên toàn quốc
Danh sách đại lý đệm bông ép Thanh Bình uy tín trên toàn quốc
Hôm nay, 8:47 am     10
Khi nói đến việc chọn lựa đệm bông ép chất lượng, uy tín và đảm bảo cho sức khỏe của mình, một trong những điểm đến đáng tin cậy mà người tiêu dùng thường nhắc đến chính là đại lý đệm bông ép Thanh Bình.
Danh sách đại lý đệm bông ép Samko uy tín trên toàn quốc
Danh sách đại lý đệm bông ép Samko uy tín trên toàn quốc
Hôm nay, 8:48 am     11
Khi nói đến việc tìm kiếm một đại lý đáng tin cậy cung cấp đệm bông ép Samko uy tín trên toàn quốc, sự lựa chọn của bạn không chỉ đơn giản là mua sắm mà còn là việc đầu tư vào sự thoải mái và sức khỏe của bản thân.
Danh sách đại lý đệm bông ép Vikosan uy tín trên toàn quốc
Danh sách đại lý đệm bông ép Vikosan uy tín trên toàn quốc
26-04-2024, 8:50 am     16
Khi tìm kiếm một giải pháp hoàn hảo cho giấc ngủ của bạn, việc lựa chọn một đại lý đệm bông ép Vikosan uy tín trên toàn quốc là bước quan trọng và đáng chú ý. Hãy cùng Đệm Xanh khám phá sự đa dạng và uy tín từ những đại lý đáng tin cậy này để chọn lựa cho mình một trải nghiệm giấc ngủ tốt nhất.
Top 10 loại nệm thoải mái nhất năm 2024
Top 10 loại nệm thoải mái nhất năm 2024
14-03-2024, 3:30 pm     177
Một tấm nệm thoải mái đem tới hiệu quả giảm áp lực và hỗ trợ phù hợp với nhu cầu mỗi cá nhân. Cùng khám phá 10 chiếc nệm thư giãn hot nhất năm nay.
Tại sao nên chọn đệm Queen size?
Tại sao nên chọn đệm Queen size?
18-11-2023, 5:10 pm     101
Nếu cảm thấy chật chội hoặc bị đẩy ra mép đệm, hãy cân nhắc đệm Queen size. Khi xem xét tất cả ưu nhược điểm, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người ưu tiên kích thước này.
Đệm Single 100x190cm nặng bao nhiêu?
Đệm Single 100x190cm nặng bao nhiêu?
13-06-2022, 10:33 am     574
Đệm Single 100x190cm không chỉ nhỏ gọn mà còn rất dễ di chuyển. Nếu quan tâm đến trọng lượng loại đệm này, bài viết dưới đây dành cho bạn.
TÌM KIẾM BÀI VIẾT
TRA CỨU ĐIỂM THÀNH VIÊN
Không có dữ liệu! SĐT không đúng hoặc không tồn tại.
Facebook
Youtube Xem thêm video tại kênh Youtube youtube
Tin khuyến mãi khác
X
messenger