Vải Bamboo hay còn được gọi với cái tên khác là vải sợi tre, với chất liệu đặc biệt nên loại vải này được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hiện nay.
Thành phần chủ yếu của vải Bamboo đó là từ thân cây tre, là loại cây vốn được biết tới vì dễ trồng, và quen thuộc đối với người dân Việt. Đặc tính của cây tre đó là khả năng sinh trưởng nhanh, đặc biệt không cần phun thuốc hoá học khi trồng nên khi được sử dụng làm sợi vải thì sẽ tương đối an toàn với người dùng.
Chất liệu vải Bamboo là gì?
Vải Bamboo là sợi vải tự nhiên được tổng hợp từ bột cenllulose của cây tre và bổ sung một số chất phụ gia an toàn khác để kéo thành sợi Bamboo hoàn toàn thân thiện với môi trường sống. Để tạo ra sợi tre người ta sẽ tiến hành bóc tách và nghiên phần thân của cây tre đến khi nó tạo thành sợi mỏng thì bắt đầu kéo sợi và dệt thành vải, sau đó kết thúc với công đoạn nhuộm màu.
Toàn bộ quá trình chọn lọc và sản xuất đều là tự nhiên nên không gây ô nhiễm. Đây là nguồn nguyên liệu độc đáo không chỉ được ứng dụng trong thời trang mà còn được dùng để sản xuất các bộ sản phẩm chăn ga gối đệm có chất lượng cao và thân thiên với môi trường sống, người dùng.
Vải Bamboo có lịch sử từ đâu?
Nguồn gốc của sợi tre chủ yếu từ châu Á, thế nhưng hiện nay nó cũng được phát triển khá phổ biến ở các nước châu Âu và châu Mỹ, hiện tại có tới khoảng 1000 loại tre đang phát triển trên khắp thế giới. Thời điểm đánh dấu sự xuất hiện lần đầu của chất liệu này đó là vào khoảng năm 1981 những thợ dệt may đã trộn sợi tre với len để tạo ra một loại sợi khác, đây chính là tiền thân của sợi tre như thời hiện đại.
Tại Trung Quốc lần đầu tiến hành quy trình sản xuất vải sợi tre, sau đó đến năm 2000, trong quy trình này đã sử dụng thêm những loại dung môi hiện đại có tác dụng giúp loại bỏ vết keo tre cùng các chất tẩy trắng khác để tạo ra loại vải Bamboo cao cấp được phân bố rộng rãi trên thị trường và thành công trong việc tiếp cận với người tiêu dùng Mỹ.
Trong khoảng thời gian từ 2004 đến năm 2010 thị trường vải Bamboo đã được mở rộng nhanh chóng. Cho đến nay loại vải này đã được ứng dụng rộng rãi và xuất hiện trên khắp thế giới.
Đặc tính của chất liệu vải Bamboo
Vải Bamboo thân thiện với môi trường
Nếu như đối với quy trình sản xuất vải bông phải tiêu thụ tới 24 - 25% lượng thuốc trừ sâu thì việc trồng tre không cần sử dụng đến loại hóa chất, và lượng nước cần phải tiêu tốn cho nguyên liệu bông là 20.000 lít cho 1kg thì tre lại chỉ cần một lượng nước rất nhỏ để phát triển. Cây tre vừa tạo ra nhiều hơn 35% oxy so với các loại cây khác, vừa hấp thu một lượng lớn CO2 từ bầu khí quyển, yếu tố này rất có ý nghĩa với việc giảm hiệu ứng nhà kính, chính vì lẽ đó mà với nhiều người tiêu dùng, vải tre trở thành một loại vải tốt bởi nó được xem là loại vải với khả năng sinh thái bảo vệ môi trường sống rất lớn.
Vải Bamboo diệt khuẩn, khử mùi hiệu quả
Sợi tre có đặc tính nấm mốc, và các vi khuẩn có hại, bên cạnh đó trong thành phần của sợi tre còn có 2 hợp chất là diệp lục và đồng natri có tác dụng khử mùi rất tốt. Được sản xuất trên một dây truyền công nghệ tiên tiến, hiện đại nên những sản phẩm làm bằng sợi tre có tác dụng ngăn chặn các loại côn trùng, vi khuẩn phát triển, làm sạch nguồn không khí. Đặc biệt những vật dụng như quần áo, chăn ga gối dù có trải qua nhiều lần giặt cũng không bị suy giảm đi khả năng kháng khuẩn.
Theo các kết quả thử nghiệm khoa học đều cho kết quả mức độ kháng khuẩn của vải Bamboo đạt tới 75%.
Sợi vải tre tự nhiên có độ trơn tru nên sẽ giảm thiểu độ ma sát với làn da của người sử dụng. Hoàn hảo cho những người có tình trạng da nhạy cảm. Nhiều người gặp phải tình trạng dị ứng với các loại vải khác, thế nhưng với sợi vải tre lại không hề gây ra hiện tượng này, nên người dùng có thể yên tâm sử dụng mà vẫn bảo vệ được sức khỏe.
Vải Bamboo thoáng mát
Vải tre có tính hút ẩm rất cao, với tỉ lệ hơn 60% nếu so với sợi cotton, nên sẽ mang tới cảm giác mát lạnh ngay khi chạm vào tấm vải Bamboo, không như các loại vải khác thì vải tre rất thoáng khí, mặt cắt ngang của sợi tre được bao phủ bởi các lỗ hổng nhỏ giúp cho vải hấp thụ độ ẩm và thông khoáng khí tốt hơn.
Với cấu trúc này, quần áo, chăn ga gối có chất liệu vải sợi tre có thể hấp thụ và làm bay hơi mồ hôi của cơ thể tiết ra rất nhanh chóng, với đối tượng trẻ em thường có thân nhiệt cao thì điều này lại càng có lợi, khiến người dùng có được sự và thoải mái, mát mẻ trong những ngày hè oi ả.
Vải Bamboo chống lại tia cực tím
Tia UV thâm nhập xuyên qua sợi tre chỉ tới 0,6%, nó cao gấp 41 lần so với sợi vải bông. Sợi tre có khả năng sản sinh ra ion âm tạo tia hồng ngoại xa và kháng lại tia tử ngoại. Vải sợi tre sẽ kháng tia UV một cách hiệu quả giúp bảo vệ làn da người dùng khỏi ánh nắng mặt trời để ngăn chặn bệnh ung thư da, là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm với con người.
Vải Bamboo bảo vệ môi trường sống
Toàn bộ quá trình sản xuất vải Bamboo là khép kín, thân thiện với môi trường sống xung quanh. Đặc biệt, việc trồng tre để lấy nguyên liệu khai thác sản xuất sợi vải, tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại phân bón hay loại thuốc trừ sâu nào nên sẽ không gây tác động xấu cho môi trường và sức khỏe.
Quy trình sản xuất vải Bamboo
Chất liệu vải Bamboo được áp dụng sản xuất với 2 công thức chính là chế biến cơ khí và xử lý bằng phương pháp hóa học. Trong cả 2 quá trình này này nguyên liệu tre đều cần phải tách ra và xử lý để lấy một phần dải tre sau đó vải Bamboo sẽ trải qua một quy trình xử lý hóa chất hoặc cơ khí, cụ thể ở mỗi quy trình đó là:
Chế biến bằng cơ khí
Ở quá trình này tre nghiền sẽ được xử lý bằng các chất enzym sinh học để phá vỡ cấu trúc tự nhiên của cây tre sau đó sẽ trảu sợi và kéo thành sợi vải dài thành phẩm, sản xuất vải Bamboo bằng phương pháp này hạn chế ảnh hưởng tới môi trường, đồng thời vẫn giữ được tính bền vững của loại vải này.
Chế biến bằng hóa học
Tre đã được nghiền nát sẽ được ngâm trong dung dịch 15 – 20% Natri Hydroxit ở nguồn nhiệt từ 20 – 25 độ C trong 1 tới 3 tiếng đồng hồ để tạo thành loại Cellulose kiềm. Sau quá trình này Cellulose kiềm sẽ được ép và loại bỏ Natri Hydroxit, sau đó cho vào máy xay để khô tự nhiên trong vòng 24 tiếng. Sợi tre Xenlulo sẽ được ép thông qua các dầu phun và cho vào dung dịch axit Sulffuric pha loãng để làm cứng sợi và tạo thành Xenluloza, để kéo ra sợi vải Bamboo hoàn chỉnh.
Quá trình nhuộm vải Bamboo
Vải Bamboo đặc biệt nhạy cảm với axit hoặc kiềm nên trong lúc nhuộm vải đều được duy trì với một khối lượng cẩn thận. Trong trường hợp này thì loại thuốc nhuộm hoạt tính sẽ thích hợp nhất vì nó có thể phản ứng với sợi tre trong môi trường kiềm nhẹ.
Vải Bamboo và các ứng dụng của nó
Ứng dụng trong may mặc quần áo
Khả năng chống tia UV tuyệt vời của chất liệu vải Bamboo nên nó đã được các nhà sản xuất lựa chọn để may các loại quần áo mùa hè, đồ chống nắng, không những thế với các đặc tính chống nấm, chống khuẩn nên bạn sẽ dễ dàng nhận thấy đồ dùng thường ngày như vớ tất cũng làm từ chất liệu vải sợi tre.
Trẻ sơ sinh là những đối tượng có làn da nhạy cảm, nên vải sợi tre cũng được sử dụng rất nhiều để tạo đồ dùng cho bé, với tính chất kháng khuẩn cao, thấm hút tốt cùng khả năng mềm mại, không gây kích ứng cho da. Các mẹ khi chọn quần áo, đồ dùng cho trẻ nhỏ đều đặc biệt ưu tiên các sản phẩm có chất liệu này.
Đồ dùng nội thất
Với những tính năng ưu việt mà mình sở hữu, nên vải Bamboo cũng được ứng dụng trong sản xuất làm đồ nội thất, là những vật dụng đòi hỏi tính cao cấp. Những sản phẩm nội thất này thông thường sẽ được pha với chất liệu cotton, polyester,… tương ứng phù hợp với từng loại.
Đây chính là nguyên liệu mà các thương hiệu chăn ga gối đệm cao cấp lựa chọn cho sản phẩm của mình, vì chúng sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như thấm hút tốt, bền bỉ, linh hoạt với mọi loại điều kiện thời tiết khác nhay. Ngoài ra, một số đồ dùng khác như rèm cửa, khăn trải bàn cũng được sản xuất từ loại chất liệu này.
Thương hiệu chăn ga gối Everon cũng là một trong những nhà sản xuất sử dụng chất liệu sợi tre vào bộ sưu tập chăn ga gối của mình, nhằm mang lại sự thoải mái, thư giãn tuyệt đối cho khách hàng của mình.
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản đồ dùng chất liệu vải Bamboo
Bất cứ loại đồ dùng nào cũng cần phải được giặt giũ thường xuyên, nên khi tiến hành giặt những loại vật dụng làm từ vải Bamboo người dùng chỉ nên vò một cách nhẹ nhàng, tránh việc chà sát quá mạnh sẽ làm vải nhanh bị nhàu, xơ vải hơn. Bên cạnh đó cũng cần chú ý không nên dùng các loại thuốc tẩy quá mạnh, bột giặt hay nước giặt cũng nên chọn loại chứa ít clo.
Khi phơi quần áo, hoặc chăn ga gối vải Bamboo thì nên để chúng được khô tự nhiên không nên dùng máy sấy để sấy với nhiệt độ cao, nếu phơi thì chỉ phơi tại những nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Ngay khi mua về, người dùng cần kiểm tra nhãn mác của sản phẩm, để biết thành phần cấu tạo và hướng dẫn sử dụng cụ thể của từng nhà sản xuất, từng loại vật dụng khác nhau.
Ví dụ như một chiếc áo khoác vải Bamboo được thiết kế riêng, nhà sản xuất có thể sẽ hướng dẫn bạn cần giặt khô vì các cấu tạo làm nền độ giòn cho áo khoác sẽ bị mất hình dạng nếu bạn giặt nước.
Đối với khăn trải giường và khăn tắm, trước khi giặt bạn hãy ngâm chúng cùng với bột giặt và nước ấm trong ít nhất 15 phút để loại bỏ hết chất bẩn bám trên khăn. Khi giặt có thể bật chế độ nước ấm cho máy giặt, nhưng tuyệt đối không được sử dụng nước nóng để giặt giũ chất liệu vải Bamboo thường xuyên, vì như vậy có thể làm cho vải bị co lại, gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của đồ dùng nhà bạn.
Từ những đặc tính mà mình sở hữu, chất liệu vải sợi tre không chỉ được người tiêu dùng Việt ưa chuộng, mà ngay cả những đối tượng khách hàng khó tính ở châu Âu, Mỹ cũng rất yêu thích các đồ dùng có chất liệu Bamboo này.
Mời bạn tham khảo một số chất liệu vải khác:
Đánh giá Có 0 đánh giá về Tìm hiểu về chất liệu vải Bamboo?