Thị trường nhộn nhịp hơn bao giờ hết trong những ngày gần đông. Các sản phẩm vải len được mọi lứa tuổi ưa chuộng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ kiến thức chính xác về loại vải này. Hãy đọc kỹ thông tin hữu ích của Đệm xanh để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
Nguồn gốc của vải len
Vải len là chất liệu phổ biến trong nhiều ngành sản xuất đặc biệt là lĩnh vực thời trang và sản xuất chăn ga gối đệm. Len cấu tạo từ protein được lấy từ động vật như cừu, dê, thỏ, lạc đà,... Nó thường được sử dụng trong các sản phẩm vụ đông.
Len được nhiều nhà khoa học cho là đã xuất hiện từ thời đồ đá mới khi con người săn thú lấy thịt để ăn, dùng lông để giữ ấm. Người Babylon vào năm 4000 TCN đã sử dụng quần áo len. Tuy nhiên, sợi len lúc này còn khá thô sơ, đơn giản.
Sau khi thuần hóa được loài cừu, họ nuôi chúng để lấy lông làm sợi. Việc buôn bán len trở nên nở rộ từ suốt thế kỳ XX-XI. Khi đó, Anh được coi là nước có sản lượng cừu lớn nhất nhưng đứng đầu về khả năng sản xuất sợi lại là Bỉ. Chính vì điều này, Bỉ thường nhập thô lông cừu để sản xuất và xuất khẩu thành phẩm sang Anh.
Từ đó, len trở thành mặt hàng tiềm năng và phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Hiện Úc đang đứng đầu về sản lượng cừu ước tính khoảng 1 tỷ con. Các nước có sản lượng xếp sau liền kề là Argentine, Mỹ và New Zealand.
Đặc điểm của vải len
Ưu điểm
Khả năng cách nhiệt
Đặc điểm nổi trội của vải len là khả năng cách nhiệt. Các sản phẩm sử dụng vải len được ưa chuộng đặc biệt trong những ngày đông giá lạnh. Không khí được giữ lại giữa các sợi len giảm thiểu việc tiếp xúc giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
Đồng thời, vải len có đặc tính thoát ẩm rất tốt. Độ ẩm của làn da người sử dụng luôn được ổn định mang lại cảm giác thoải mái, ấm áp.
Bền chắc với thời gian
Nguyên liệu thiên nhiên thường có độ bền rất cao, chống hao mòn trước các tác động của yếu tố bên ngoài. Vì vậy, bạn có thể giặt sản phẩm nhiều lần mà không bị suy giảm chất lượng. Mặc dù giãn ra sau mỗi lần vệ sinh nhưng chúng sẽ dễ dàng trở lại hình dáng ban đầu khi được phơi khô.
Mặt vải mềm mịn
Ưu điểm của vải len là độ mềm mịn cao. Vải không làm chầy xước da, mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng mỗi khi sử dụng.
Chống bám bụi
Các đặc tính của lông cừu tự nhiên được giữ gìn nguyên vẹn trong quá trình sản xuất. Lớp phủ phức tạp nằm bên ngoài hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trên mặt vải. Bạn sẽ không tốn quá nhiều công sức và thời gian cho việc vệ sinh. Thậm chí, nhiều dòng chăn lông cừu cao cấp còn khuyến cáo người tiêu dùng nên hạn chế tối đa việc giặt giũ loại chăn này.
Cách điện, cách nhiệt tốt
Khả năng cách điện, cách nhiệt ít khi xuất hiện trong các dòng vải phổ biến. Vải len cao cấp đôi khi sẽ làm lửa cháy chậm hoặc tắt hẳn sau khi lấy ra khỏi lửa. Tuy nhiên, đặc tính này không quá nổi bật ở lông cừu nhân tạo và lông cừu tổng hợp.
Nhược điểm
Sợi dễ bung
Sợi len thường có kích thước khá lớn nên sự liên kết giữa chúng khá rời rạc nhất là với sản phẩm len được đan bằng tay. Một khi có sợi đứt sẽ làm tuột các sợi liền kề.
Dễ hút ẩm
Độ thấm nước của vải len cao hơn nhiều so với chất liệu vải thông dụng khác. Khi ngấm nước, trọng lượng của chúng tăng lên rất nhiều gây bất tiện cho việc giặt giũ, phơi khô.
Quy trình sản xuất vải len
Sơ chế hỗn hợp xơ len
Đến mùa thu hoạch, người nông dân thu thập xơ len bằng cách cắt lông động vật. Nguyên liệu đó thường lẫn lẫn cả lông, da và tạp chất như cát, vỏ cây, bã nhờn, mỡ.
Từ nguyên liệu ban đầu, xơ len tiếp tục được làm sạch để loại bỏ chất bẩn bám trên lông. Lông động vật được đun trong dung dịch hòa trộn giữa xà phòng, kiềm. Công đoạn này có tác dụng làm mềm sợi.
Nấu sợi
Sợi được phơi khô sau khi nấu bằng nước ấm. Trường hợp len khô chứa 25% nhựa, nước sẽ được thay thế bằng dung dịch xà phòng đặc để làm sạch hoàn toàn.
Chải sợi len
Sau khâu xử lý, sợi được đem vào chế biến để cho ra thành phẩm cuối cùng. Bước này có thể dùng theo 2 cách chải thô hoặc chải kỹ.
Các sợi len khi này được xoắn lại rồi cuộn để thuận tiện cho quá trình đan dệt. Tùy theo mục đích sản xuất, len sẽ được mang đi nhuộm trong nước sôi.
Phân loại vải len
Tùy theo chất lượng và sự thêm thắt đến từ nhà sản xuất, vải len trên thị trường được chia thành nhiều loại. Mỗi trang phục hay dòng chăn đông - chăn lông lại có tiêu chí khác để lựa chọn loại len phù hợp nhất. Chúng ta có thể kể đến những loại phổ biến sau đây.
Len lông cừu nguyên chất
Trong các len loại động vật, chất lượng len được lấy từ cừu được đánh giá cao nhất. Chất liệu này được thu thập từ cừu qua 1 lần thay lông. Đặc điểm của nó là độ đàn hồi tốt, mềm mại, bền chắc, giữ ấm hiệu quả.
Len lông cừu nguyên chất thường được nhuộm theo phương pháp thủ công nên có màu sức sinh động, độ bền gấp 5 lần so với vải nhân tạo hoặc pha tạp.
Len dê Cashmere
Nguyên liệu của loại vải này được lấy từ lông tơ dê Cashmere trên vùng Himalaya. Lông thường lấy vào mùa xuân và tách theo phương pháp hoàn toàn thủ công.
Thời tiết khắc nghiệt trên đỉnh núi khiến người chỉ thu được vài nghìn tấn lông một năm. Họ được đánh giá cao về tay nghề lão luyện và kinh nghiệm phong phú. Việc chế tác phức tạp khiến số lượng người làm càng trở nên ít ỏi đẩy giá thành lên cao. Vì vậy, len Cashmere được đánh giá là hiếm nhất trên thế giới.
Sợi len này có khả năng giữ ấm gấp 10 lần len nhân tạo. Trọng lượng của chúng lại siêu nhẹ, cực kỳ bền chắc nên giữ được dáng áo trong suốt nhiều năm sử dụng.
Len thỏ Angora
Lông thỏ Angora rất mỏng, mịn, bông xốp. Tuy nhiên, độ bền của sợi len Angora nguyên chất thường không cao nên được pha chế thêm các sợi vải khác. Chúng chỉ chiếm số lượng khá nhỏ trên thị trường len.
Len lạc đà Alpaca
Alpaca thuộc họ lạc đà Nam Mỹ. Lông Alpaca 100% có cấu trức khá giống lông cừu nhưng nhẹ hơn, mềm hơn nên có khả năng giữ nhiệt tốt, bền đẹp.
Len cotton
Chất liệu cotton cũng mang nhiều ưu điểm của vải len như giữ ấm, cách nhiệt, cách điện, hút ẩm,... Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chúng được lựa chọn để tạo ra sản phẩm này. Hơn thế nữa, chúng không gây mẩn ngứa cho da so với vải len làm từ lông động vật đối với những người có làn da nhạy cảm.
Len từ sợi tổng hợp
Để giải quyết những điều còn hạn chế ở len động vật, nhà sản xuất đã cho ra đời loại len tổng hợp. Chúng được sử dụng phổ biến nhờ vào mức giá cả cực kỳ phải chăng. Tuy nhiên, khả năng giữ ấm của loại sợi này không được ấn tượng như mẫu len truyền thống, tuổi thọ còn kém. Thậm chí, chúng có thể nhanh chóng xổ lông chỉ sau thời gian ngắn.
Ngoài ra, các loại vải len khác bao gồm vải len dệt kim, vải dạ dệt từ len, len chải sợi kỹ, len chải sợi thô, vải bo len,...
Ứng dụng của vải len
Ứng dụng trong lĩnh vực thời trang
Có thể nói, vải len là chất liệu được yêu thích nhất trong các sản phẩm vụ đông. Vải vừa bền, đẹp, độ co giãn tốt giúp vải thoải mái, tính ứng dụng cao giúp nhà thiết kế thoải mái sáng tạo với nhiều kiểu dáng, màu sắc.
Các trang phục len có thể kể tới như áo len, váy liền, chân váy, khăn quàng, găng tay,...
Hàng loạt các thương hiệu lớn như Burberry, Paul Smith, Vivienne Westerwood đã nâng tầm chất liệu này khi cho ra đời hàng loạt các bộ sưu tập vải len. Rất nhiều các sàn diễn đã chứng kiến sự thăng hòa của loại vải này, biến chúng trở thành biểu tượng của sự thời thượng và cao cấp.
Ứng dụng trong vật dụng nội thất
Nhờ vào ưu điểm vượt trội, vải len được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất đồ nội thất, đặc biệt là sản xuất chăn ga gối lông. Các thương hiệu chăn lông nổi tiếng có thể kể đến như chăn lông cừu Pháp, chăn lông cừu Yuki, chăn lông cừu Nanara, chăn lông thỏ,...
Thiết kế dòng chăn đông này rất đa dạng, màu sắc tươi sáng, bắt mắt, hài hòa với mọi không gian phòng ngủ. Đây là mặt hàng được ưa chuộng nhất mỗi khi đông về.
Cách phân biệt vải len
Để phân biệt vải len, người ta thường sử dụng các cách phổ biến sau
- Khi nhìn, mặt vải len thường hơi xù lông
- Khi dùng tay sờ, bạn sẽ cảm thấy hơi cứng, dày và hơi ráp tay. Nếu kéo thử, sợi len có độ co giãn rất cao và không gọn gàng tại vết đứt. Vải không nhăn cho dù vò mạnh nhiều lần.
- Khi dùng lửa đốt, bạn sẽ ngửi thấy mùi khét và tro hình tròn, màu đen dễ vỡ. Ngọn lửa thường cháy yếu và tắt hẳn do đặc tính cách nhiệt của sợi len nguyên chất.
Hướng dẫn bảo quản vải len
- Dùng cách đập để loại bỏ bụi bẩn bấm trên bề mặt.
- Sử dụng giấm hòa cùng nước giặt để giữ màu sắc.
- Khi ủng bằng hơi nước, nhiệt độ không vượt quá 150 độ c.
- Mặc chiếc áo mỏng lót trong để tránh mồ hôi, mùi cơ thể làm giảm chất lượng len.
- Bảo quản nơi khô thoáng, hạn chế việc ngâm vải lâu trong nước.
- Không treo len bằng móc. Việc này có thể khiến len bị chảy, biến đổi hình dạng,
- Không sử dụng chất tẩy mạnh, chất tẩy chứa calo.
- Không dùng nước nóng để giặt đồ.
- Khi len bị xù, có thể dùng mắt nhám bọt biển, dao cạo, dao lam hoặc dao tỉa lông mày để chỉnh phần vải xù.
Mời bạn tham khảo một số chất liệu vải khác:
Đánh giá Có 0 đánh giá về Vải len là gì? Nguồn gốc và ứng dụng của vải len trong sản xuất chăn ga gối đệm