Vải chiffon là loại vải mỏng, nhẹ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên, sự hiểu biết sơ xài về chất liệu này có thể khiến trang phục của bạn sờn rách. Hãy đọc kỹ bài viết sau đây để nắm được các tính năng, cách vệ sinh và bảo quản của loại vải tuyệt vời này.
Nguồn gốc ra đời vải Chiffon
Vải chiffon là loại vải dệt thoi có độ mềm cao, mỏng, nhẹ. Nó được xem là loại vải thanh nhã bậc nhất thế giới. Tùy vào nguồn gốc chất liệu, loại vải này được chia thành nhiều loại khác nhau.
Vải chiffon ra đời vào những năm 1700 phổ biến trong giới quý tộc. Tên gọi của chất liệu này bắt nguồn từ từ tiếng Pháp có nghĩa là “chiffe”. Thế kỷ 19 chứng kiến sự lên ngôi của loại đồ lót trang trí khiến chiffon ngày càng được ứng dụng phổ biến. Tuy nhiên, phạm vi của chúng chỉ dừng lại trong phạm vi giới quý tộc, những người có của cải. Vải chiffon thời đó chỉ được làm bằng lụa. Chính nguyên liệu đầu vào cao cấp đã đẩy giá thành của chất liệu này lên cao, khiến chúng khó tiếp cận với người dân có thu nhập thấp.
Năm 1938 đánh dấu bước ngoặt của dòng vải này. Sự ra đời của nylon đã tạo đà cho các xưởng may trên thế giới sản xuất hàng loạt các mặt hàng chiffon giá rẻ. Đặc biệt, vào năm 1958 giá thành và độ bền của nó trở nên tối ưu với chất liệu polyester .
Một trong những người có công mở đường cho dòng vải này phải nhắc tới James Galanos. Các góc váy được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công đạt trình độ cao. Bộ sưu tập trang phục tinh tế, sang trọng của ông vào năm 1950 đã tạo được tiếng vang lớn, đồng thời phổ biến mạnh mẽ hơn sản phẩm chiffon tới công chúng.
Quy trình sản xuất chất liệu vải Chiffon
Chất liệu vải chiffon được làm từ nhiều loại sợi như nylon, polyester hoặc cao cấp hơn như lụa, bông. Loại vải này được dệt bằng cách đan các sợi ngang và sợi dọc theo dạng lưới nên trọng lượng của chúng rất nhẹ, mỏng, mềm mịn. So với vải voan, cấu trúc của chiffon có phần lỏng lẻo hơn. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng tước hay rút sợi vải mà không gặp phải trở ngại nào.
Trong quá trình dệt, các sợi chiffon được xoắn nhẹ để tạo độ co giãn tốt hơn cho tấm vải. Thành phẩm sau cùng có thể được đem đi phân phối hoặc trực tiếp đưa vào khâu thiết kế.
Vải chiffon khá trơn và mỏng. Để đảm bảo các đường chỉ thực sự hoàn hảo, người tạo hình thường dùng hai mảnh giấy kẹp chúng lại để quá trình cắt may diễn ra hiệu quả.
Đặc điểm vải chiffon
Ưu điểm
Không gây dị ứng
Vải chiffon thường được sản xuất từ sợi tổng hợp hoặc sợi có nguồn gốc thực vật nên an toàn tuyệt đối cho da, không gây ra hiện tượng dị ứng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng mẩn ngứa, kích ứng ở nhiều người khi sử dụng vải len không tái phát khi sử dụng các loại sợi nhân tạo.
Hơn thế nữa, so với chất liệu sử dụng lông động vật như cừu, thỏ, dê, loại vải này có ưu thế hơn hẳn về tính nhân đạo, đảm bảo quyền lợi cho vật nuôi.
Mềm mại
Cảm giác mềm mại là ấn tượng đầu tiên của người tiêu dùng về loại vải này. Kết cấu đặc biệt cùng trọng lượng siêu nhẹ tối ưu đặc tính này giúp sản phẩm nhẹ nhàng, dịu dàng hơn cho làn da. Ngay cả với thể trạng mẫn cảm nhất, chiffon vẫn không gây nên tình trạng đau rát, khó chịu cho người mặc.
Mỏng nhẹ
Sự liên kết lỏng lẻo giữa các sợi vải tạo nên bề mặt xuyên thấu, bồng bềnh cho vải. Điều này cho phép không khí dễ dàng lưu thông, đảm bảo sự khô ráo cho sản phẩm chiffon. Từ đó, vải rất nhanh khô, dễ vệ sinh ngay cả trong những ngày nồm ẩm, không nắng. Độ thoáng của loại vải này thường dao động từ 17-50g/1m2.
Đồng thời, trọng lượng nhẹ giúp loại vải này trở nên linh hoạt, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Độ rủ thiết tha phù hợp với quần áo suông, dáng dài.
Thêm nữa, khả năng bắt sáng tốt, thay đổi theo từng góc độ làm tôn lên sự duyên dáng, nữ tính. Nhờ đó, các sản phẩm làm từ vải chiffon được giới chị em săn đón đặc biệt trong mùa hè.
Bền chắc hơn lụa
Độ bền cao là điểm cộng hoàn hảo của chất liệu này. Chúng tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với lụa nguyên chất. Bạn có thể sử dụng chiffon như giải pháp thay thế mà không phải tính toán quá nhiều về khâu vệ sinh, lo lắng vải bị sờn rách, đứt chỉ trong quá trình sử dụng.
Linh hoạt về thiết kế
Nguyên liệu đầu vào của vải chiffon rất đa dạng về nguồn gốc. Chúng có thể làm từ sợi nhân tạo, sợi tổng hợp hoặc sợi xơ thiên nhiên. Mỗi chất liệu khác nhau tạo ra độ mỏng, độ mềm mại, đục trong riêng biệt của từng loại. Chính điều này đã tạo nên sự linh hoạt trong thiết kế, số lượng lựa chọn và tính ứng dụng của các mẫu vải cũng cao hơn so với nhiều loại vải khác.
Đồng thời, chiffon rất dễ nhuộm và in ấn. Nhà tạo mẫu có thể thỏa sức sáng tạo mà không phải đắn đo quá nhiều về độ nhăn nhúm, giãn chảy như dòng chất liệu tự nhiên.
Chống bám bụi
Nhìn chung, khả năng chống bám bụi, hình thành vết bẩn của vải chiffon khá tốt. Độ bóng loáng càng tốt thì đặc tính này càng nổi trội. Vì vậy, loại chất liệu sử dụng polyester có khả năng chống thấm, hạn chế bụi bẩn được đánh giá cao nhất.
Hạn chế
Dễ sơn mép
Xu hướng sờn mép của vải chiffon là hạn chế hàng đầu cần phải khắc phục. Độ trơn cùng sự mỏng manh của chiffon khiến công đoạn vò giặt khá khó khăn. Việc vệ sinh bằng nước nóng hay nhiều hơi nước sẽ làm giảm độ bền của vải xuống mức thấp nhất.
Khó cắt may
Các loại vải trơn thường rất khó thiết kế, dễ trơn trượt trong khâu cắt may. Điều này đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, cẩn thận trong từng công đoạn cũng như quá trình cất giữ, bảo quản sau đó.
Sử dụng mặt phẳng nhám được coi là cách thức phổ biến, đơn giản nhất để xử lý vân đề này. Sau khi thực hiện xong, tấm vải cần được rút ra nhẹ nhàng, tránh trường hợp hỏng hóc, xô lệch bề mặt vải.
Dễ bay màu
Tuy dễ nhuộm, dễ in ấn song vải chiffon cũng rất dễ bạc màu. Quá trình vệ sinh, bảo quản không đúng cách có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hiện tượng này. Khi phơi khô, cần tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng ban đầu của sản phẩm chiffon.
Phân loại vải chiffon
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải chiffon. Chúng có thể được sản xuất từ các loại sợi khác nhau. Bên cạnh đó, tùy theo mục đích của nhà sản xuất chiffon lại được pha trộn theo tỉ lệ khác nhau nhằm tối ưu hóa tính năng đặc biệt của sản phẩm đó.
Dựa trên chất liệu
Vải chiffon tự nhiên
Nguyên liệu tự nhiên được các chuyên gia đánh giá cao về sự an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Do số lượng hạn chế, quy trình sản xuất phức tạp, loại chiffon này thường có giá thành khá cao, rất mềm mịn.
Hai chất liệu cơ bản nhất của vải chiffon là lụa và satin. Đây được coi là mẫu chiffon lâu đời nhất. Các đặc tính sinh học tự nhiên của sợi thô xơ được giữ nguyên vẹn đảm bảo độ bóng mượt, bền chắc ưu việt của chất liệu này.
Theo đó, người mặc sẽ cảm thấy thoái mái, dễ chịu, mang lại cảm giác sang trọng, đẳng cấp. Tuy khâu xử lý đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng chúng khá dễ nhuộm và in ấn.
Vải chiffon nhân tạo
Chất liệu này thường sử dụng các loại sợi tổng hợp như polyesterm nylon,... Chúng thường có giá thành rẻm độ bền cao nên được các gia đình, cá nhân có mức thu nhập trung bình ưa chuộng. Khả năng chống bám bẩn giúp khâu vệ sinh đơn giản hơn rất nhiều.
So với vải chiffon tự nhiên, chất liệu này khó nhuộm hơn, bền chắc hơn chiffon lụa. Mẫu mã, trọng lượng, độ mỏng dày cũng rất đa dạng, luôn sẵn có trên thị trường. Mặt khác, kết cấu lỏng lẻo khiến vải rất dễ xé, tước sợi.
Các loại vải chiffon 100% polyester có thể kể đến như vải Double Faced Chiffon, Double Faced Chiffon,... Chất liệu chiffon này thừa hưởng nguyên vẹn các đặc tính của sợi polyester như chống tĩnh điện, ít nhăn co. Mặt vải có lớp phản quang tạo nên độ bóng, lung linh tuyệt đẹp. Đây là chất liệu hoàn hảo dành cho các cô nang trong bộ vạy dự tiện, áo khoác, váy liền hay bộ cánh công sở.
Dựa trên kết cấu
Mỗi cách dệt, in ấn khác nhau lại tạo ra loại vải chiffon mang nhiều đặc tính khác biệt. Các chất liệu chiffon nổi tiếng bao gồm chameleon chiffon, Chiffon With Lurex, Silk Satin Chiffon, double faced chiffon,...
Pearl chiffon hay còn gọi là chiffon ngọc trai được bổ sung thêm lớp phủ nhằm tội hiệu ứng ánh sáng nổi bật cho chất liệu. Chúng có thể mang sắc vàng hoặc bạc. Trang phục pearl chiffon sẽ tôn lên những bước nhảy uyển chuyển của các vũ công dưới ánh đèn sân khấu.
Jacquard chiffon còn được biết với cái tên chiffon hoa. Chất liệu này khá mỏng, nặng, khả năng thoáng khí cao thích hợp cho trang phục vụ hè như váy dài, áo sơ mi, khăn quàng. Mặt vải mờ đục làm giảm độ trong suốt đặc trưng của vải chiffon truyền thống. Jacquard chiffon thường sử dụng các họa tiết nhỏ, in chìm.
Silk Crepe Chiffon có độ thoáng nổi bật, bề mặt nhám được ứng dụng rộng rãi trong trang phục chân váy bồng. Khi xoa 2 mặt vải vào nhau, loại chiffon này tạo ra tiếng sột soạt cùng cảm giác rát nhẹ ở bàn tay.
Ứng dụng của vải chiffon
Ứng dụng trong trang phục thường nhật
Nhờ vào ưu điểm vượt trội, vải chiffon được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là thời trang. Độ bồng bềnh, nữ tính của các bộ váy tuyệt đẹp sẽ chinh phục mọi cô gái ngay từ cái nhìn đầu tiên. Các mẫu chân váy xòe, đầm liền xòa chiffon có vẻ đẹp duyên dáng, thanhh tao.
Ngoài ra, rất nhiều bộ cánh công sơ nhiều lớp, áo sơ mi cũng được tạo nên từ chất vải này. Sự kết hợp giữa nhẹ nhàng giữa áo chiffon màu hồng pastel cùng chiếc quần màu nâu đồng sẽ tạo nên sự thanh lịch, tinh tế cho các cô nàng hiện đại.
Ứng dụng trong trang phục cưới
Sự thoải mái, sang trọng của vải chiffon luôn là cảm hứng sáng tạo dạt dào cho trang phục cưới thêm phần lộng lẫy, gợi cảm. Với độ lãng mạn, bay bổng đặc trưng, không có gì kỳ lạ khi chất vải này được các cô dâu đặc biệt yêu thích và trở thành lựa chọn hàng đầu cho ngày cưới hoàn hảo.
Sự ra đời của hàng loạt các bộ sưu tập váy cưới chiffon là minh chứng rõ ràng nhất cho sức hút lâu bền của nó. Tùy theo nhu cầu, sở thích, bạn có thể lựa chọn kiểu dáng phù hợp như dáng suông, đuôi cá, thả tà, cúp ngực,...
Ứng dụng trong phụ kiện thời trang
Bên cạnh các bộ quần áo, vải chiffon còn được sử dụng trong các phụ kiện thời trang như khăn tay, khản choàng, ruy băng,... Chỉ cần điểm nhấn nhẹ nhàng cũng có khiến tổng thể trang phục trở nên mới mẻ, năng động hơn. Ngoài ra, vải chiffon còn được làm thành đồ lót tạo vẻ đẹp nhẹ nhàng, quyến rũ riêng biệt.
Ứng dụng trong đồ trang trí
Vải chiffon được coi là chất liệu không thể thiếu trong các sự kiện quan trọng, đặc biệt là tiệc cưới. Chúng được dùng để làm rèm sân khấu, vỏ bọc ghế, khăn trải bàn,... Sự thanh thoát, mềm mại của chiffon sẽ tạo cảm giác gần gũi, thân mật cho bữa tiệc thay vì dòng chất liệu dày, nặng như gấm, nhung.
Hướng dẫn bảo quản vải chiffon
- Hạn chế sử dụng chất tẩy trong quá trình vệ sinh.
- Thay vì ngâm vải chiffon, hãy giặt trang phục ngay bước đầu tiên.
- Khong giặt vải bằng nước nóng. Nhiệt độ lý tưởng của nước là 40 độ F tương ứng 4.5 độ C.
- Vải chiffon rất mỏng nên chỉ được bóp nhẹ và phơi khô tự nhiên. Để đẩy nhanh quá trình, có thể sử dụng máy sấy, quạt điện hoặc điều hòa ở chế độ nhẹ.
- Nếu chọn giặt máy, trang phục chiffon cần được lộn trái để tránh ảnh hưởng tới mặt ngoài. Có thể sử dụng túi giặt chuyên dụng giảm thiểu tối đa tác động của buồng xoay tới vải.
- Sử dụng dấm chua hoặc baking soda để tẩy chất bẩn bám trên trang phục.
- Cuộn vải chiffon vào khăn khô để ép nước ra thay vì vắt bằng tay.
- Chọn nơi khô thoáng, sạch sẽ để phơi vải chiffon.
- Không phơi trang phục chiffon dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
- Giữ mặt vải luôn phẳng trong quá trình phơi để giữ được form dáng cho quần áo.
- Không để vải chiffon ở gần vật sắc nhọn, tránh tình trạng vướng, mắc làm hỏng vải.
Mời bạn tham khảo một số chất liệu vải khác:
Đánh giá Có 0 đánh giá về Vải chiffon là gì? Đặc điểm và cách bảo quản vải chiffon