Tin tức Hệ thống cửa hàng

Vải Jean là gì? Đặc điểm và các loại vải jean

16-06-2021, 2:32 pm 27214

Vải jeans là chất liệu phổ biến trong ngành sản xuất hàng dệt may và nhiều ngành nghề khác. Chất liệu vải có độ bền cao, được giới trẻ cực kỳ ưa chuộng. Vậy điều gì đã tạo nên sức hút mãnh liệt của loại vải này? Hãy cùng Đệm xanh tìm hiểu ở bài viết sau đây. 

Nguồn gốc của vải jeans


Vải jeans hay còn gọi vải bò là loại vải thô được sản xuất từ chất liệu Cotton Duck có màu xanh đặc trưng. Vải có đặc tính bền bỉ, không co nhăn, mòn rách như nhiều chất vải khác sau mỗi nhiều lần giặt. Châu Á là nơi sản xuất vải jeans nhiều nhất với hơn 50% được bày bán trên thế giới.

Chất vải này lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 19 tại California. Leob Straus, cha đẻ của vải jeans sau khi rời New York đến địa phương này để tìm kiếm cơ hội tại các mỏ vàng nhưng không có kết quả. Vì vậy, ông chuyển sang buôn bán quần áo. Những chiếc quần bò đầu tiên được tạo ra từ lều trại, có chất liệu bền, rất khó rách.

Sau đó, quần jeans được cải tiến bằng các pha thêm vải denim để có chất vải mềm hơn. Loại quần này được công nhân đào vàng ưa chuộng. Tuy nhiên, những chiếc túi của quần jeans lúc bấy giờ vẫn rất dễ rách. Người thợ may Jacob Davis đã giúp Leob Straus thay đổi thiết kế bằng cách tán đinh cố định chúng lại. Mẫu túi này được gọi là túi đồng hồ. Vì vậy, quần jeans còn được biết đến với tên gọi là 5-pocket, nghĩa là 5 chiếc túi.   

Đến năm 1873, hai người được nhận bằng sáng chế và chính thức thị trường hóa quần jeans. Chất vải từ đó được phổ biến sâu rộng.

Vào thập niên 30 của thế lỷ XX, Hollywood đã cho sản xuất những bộ phim về cao bồi miền Tây nổi tiếng. Chiếc quần jeans được coi là biểu tượng của sự nổi loạn, cá tính. Sự yêu thích đối với chúng đã vượt khỏi biên giới, trở thành sản phẩm được ưa chuộng bậc nhất trong giới thanh thiếu niên.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, quần jeans được bày bán rộng rãi được mọi lứa tuổi sử dụng với màu xanh huyền thoại. Chất liệu vải jeans ngày càng rẻ, xuất hiện rộng rãi tại cửa hàng thời trang trên khắp nước Mỹ. Song, đây vẫn chỉ được coi là mặt hàng bình dân. Đến thập niên 80 của thế kỷ XX, mẫu quần jeans cao cấp ra đời khiến giá thành của sản phẩm này tăng lên nhanh chóng.

Hiện nay, thiết kế của quần jeans vô cùng đa dạng, phong phú. Sắc xanh chàm của chất liệu truyền thống đã được thay thế bằng nhiều tông màu khác nhau, đáp ứng nhu cầu của tất cả đối tượng khách hàng.

Quy trình sản xuất vải jeans


Cán bông

Vải jeaan được làm từ chất liệu bông xơ tự nhiên. Những quả bông sau khi thu hoạch được đóng thành kiện rồi tách thành búi sau khi được chở đến xưởng sản xuất. Bông đầu vào được làm sạch rồi đưa tới máy kéo sợi. Các sợi bông được xoắn lại, có thể được nhuộm hoặc giữ nguyên màu sắc.

Sản xuất vải

Sợi bông sau đó tiếp tục được nhúng qua lớp keo mỏng, tăng cường độ bền và độ cứng cho sản phẩm. Tiếp theo, sợi được dệt thành từng tấm vải jeans cỡ lớn. Các tấm vải này được những người thợ loại bỏ chỉ thừa, xơ vải giúp duy trì mặt phẳng cho vải.

Vải jeans sau khi được hoàn thành có thể được cắt, may thành các mẫu quần áo, phụ kiện thời trang độc đáo.

Đặc điểm của vải jeans


Ưu điểm của chất liệu vải jean

Độ bền cao

Vải jeans ban đầu được sản xuất dành cho những công nhân đào mỏ vàng. Công việc có cường độ lao động cao, nặng nhọc, đòi hỏi chất liệu có độ bền cực cao. Vì vậy, vải jeans ra đời đã đáp ứng được tất cả những yêu cầu này.

Chất liệu vải không bị sờn rách, co nhăn sau nhiều lần giặt giũ. Thời gian bảo hành của vải jeans có thể kéo dài tới 10 năm và lâu hơn nữa nếu được vệ sinh, bảo quản đúng cách.

Với những đặc điểm nổi bật này, vải jeans được ứng dụng phổ biến trong ngành dệt may, đặc biệt là sản xuất quần áp bảo hộ lao động.

Thoáng khí

Kết cấu đặc biệt của vải jeans cho phép không khí dễ dàng luân chuyển, tạo độ thoáng mát tối đa cho sản phẩm. Người dùng sẽ không cảm thấy bí bách, hầm nóng khi sử dụng. Điều này trái ngược hoàn toàn với những gì mà nhiều người vẫn nghĩ.

Mặt khác, chất vải này cũng có khả năng giữ nhiệt rất tốt. Chính vì điều này, vải jeans được sử dụng rộng rãi trong 4 mùa, kể cả mùa hè hay mùa đông.

Nổi bật cá tính

Ngay từ khi ra mắt, chất vải jeans đã là biểu tượng thời tràn của sự nổi loạn, cá tính. Chiếc quần jeans gắn liền với hình tượng cao bồi phóng khoáng, tự do đầy ấn tượng.

Phong cách riêng biệt này của vải jeans đã tôn lên nét riêng biệt, cá tính cho người mặc. Chất vải này cũng được áp dụng trong nhiều trang phục khác nhau như quần, áo, váy, túi xách, băng đô,...

Nhờ vải, vải jeans là sự ưu tiên hàng đầu của giới trẻ hiện đại, năng động.

Hạn chế của chất liệu vải jean

Độ co giãn thấp

So với các chất vải phổ biến khác, vải jeans có khả năng co giãn khá kém. Độ cứng cao khiến vải khó đàn hồi, kéo căng theo chuyển động của người sử dụng nên khá khó cho việc di chuyển.

Chính vì vậy, chất vải này không được ứng dụng trong dòng sản phẩm quần áo thể thao hay mặc khi chạy nhảy, tập luyện thể dục, thể thao.

Thoát hơi kém

Độ cứng cùng cấu trúc kín khiến vải jeans lâu khô sau khi giặt giũ. Đồng thời, khả năng thấm hút mồ hôi của vải khá kém. Bạn cần đặc biệt lưu ý khi giặt sản phẩm jeans trong những ngày mưa nhiều, độ ẩm cao.

Một gợi ý nho nhỏ, người dùng có thể vắt bằng máy giặt trong quá trình vệ sinh, sử dụng máy sấy bật chế độ mát, quạt máy, điều hòa để quần áo jeans nhanh khô.

Phân loại chất liệu vải jeans


Dựa trên độ co giãn

Theo tiêu chí trên, vải jeans được chia thành 2 loại là jeans cotton và skinny jeans. Dòng jeans cotton kết hợp giữa chất liệu cotton và jeans có độ giãn khá kém, dáng ống thường lớn. Ngược lại, dòng vải skinny jeans lại có khả năng co giãn tốt, thường có dáng quần thẳng đứng, ống nhỏ. Loại trang phục sử dụng vải này thường ôm sát cơ thể, giúp tôn lên đường cong cho người sử dụng.

Dựa trên thành phần vải

Dựa trên việc đánh giá thành phần cấu tạo, vải jeans được chia thành 4 loại bao gồm vải jeans thun, jeans cottom, jeans cotton pha Poly và jeans tái chế. Đặc điểm của các chất liệu được như sau

  • Vải jeans thun có cấu tạo chứa 98-99% cotton, còn lại là vải spandex (vải thun). Đây là loại có giá thành cao nhất.  
  • Vải jeans cotton có thành phần cotton 100%. Chất liệu này rẻ hơn so với jean thun, độ co giãn kém hơn, đồng thời cũng dễ nhăn.
  • Vải jeans pha poly bao gồm các sợi cotton, poly và vải thun. Chất liệu poly càng cao thì vải càng ít nhăn tuy nhiên giá thành lại giảm dần. Lợi dụng điều này, các nhà sản xuất thường hay pha thêm chất liệu poly để đẩy mức giá, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
  • Vải jeans tái chế có đặc điểm thô ráp, khó chịu mỗi khi người sử dụng cử động. Thành phần vải thường được pha thêm poly theo tỉ lệ 35% hoặc 65%. Đây là loại vải có giá cả thấp nhất trong 4 loại vải jean.

Hướng dẫn bảo quản vải jeans


Vải jean có đặc tính bền chắc, khó rách, co nhăn và tương đối dày. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh và bảo quản đúng cách, tuổi thọ của vải sẽ bị rút ngắn, gây ra tình trạng sinh sôi, tích tụ của nấm mốc, vi sinh vật có hại, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Khi sử dụng sản phẩm jeans lần đầu tiên, bạn nên giặt sạch để loại bỏ tạp chất, bụi vải cũng như bụi bẩn, mồ hôi từ người thử trước đó còn tích tụ trên bề mặt vải. Cũng như các loại vải khác, cần lộn mặt trái của quần áo jeans trước khi giặt để giữ được màu sắc tươi đẹp.

Lưu ý, chất vải jeans lâu khô nên hạn chế giặt giũ vào những ngày mưa. Sử dụng chế độ mát của các thiết bị thông dụng để quần nhanh khô. Tránh sử dụng hơi nóng từ thiết bị tỏa nhiệt làm hỏng bề mặt, giảm tuổi thọ của trang phục.

Ứng dụng của vải jeans


Ứng dụng trong thời trang

Chất liệu jeans từ lâu đã được các thương hiệu thời trang yêu thích. Loại vải này được sử dụng trong các trang phục từ thời thượng tới bình dân. Phong cách cá tính, tự do mang một chút bụi bặm của người sử dụng sẽ được tôn lên nhờ vào chất liệu thời thượng này.

Các trang phục, phụ kiện jeans có thể kể đến như là chân váy, quần jeans, áo khoác, áo sơ mi, thắt lưng, túi xách. Ngoài ra, chất liệu này cũng được dùng để sản xuất giày thể thao.

Ứng dụng khác trong đời sống

Bên cạnh thời trang, vải jeans còn là chất liệu được ngành sản xuất chăn ga gối đệm và nghệ thuật ưa chuộng. Chất liệu này chủ yếu được sử dụng để làm bọc sofa, rèm cửa, ghế lười,...

Mời bạn tham khảo một số chất liệu vải khác:

Vải Đũi Vải Lụa Vải thô
Vải Nỉ Vải Spandex Vải ren
Vải Voan Vải không dệt Vải gấm
Vải Chiffon Vải Kaki Vải Kate
Vải Satin Vải Viscose Vải Jacquard
Vải Polyester Vải Tencel Vải nylon
Vải Acrylic Vải Modal Vải Cotton
Vải lanh Vải Thun Foam
Vải Denim Vải Len  
Vải Bamboo Vải Microfiber  
 

Đánh giá0 đánh giá về Vải Jean là gì? Đặc điểm và các loại vải jean

Mời bạn gửi đánh giá về bài viết

Gửi đánh giá

Xem thêm các đánh giá khác

Bình luận

avatar
x

Bài viết liên quan

Gọi Hotline
Gọi trực tiếp
Messenger
Chat trên Zalo